DỰ BÁO SVGH CHỦ YẾU TRÊN CÂY TRỒNG
Theo thông báo của cục BVTV:
1.Trên cây Lúa
* Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên:
– Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân hai chấm, bệnh khô vằn, bệnh lem lép thối hạt,.. tiếp tục phát sinh và gây hại trên lúa Mùa, lúa Thu Đông giai đoạn trỗ – chín; mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình, hại nặng cục bộ;
– Bệnh đạo ôn tiếp tục phát sinh, phát triển và gây hại trên lúa Mùa, lúa Thu Đông giai đoạn làm đòng – trỗ ở Ninh Thuận, Bình Thuận và Đăk Lăk, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình, hại nặng cục bộ trên những ruộng bón thừa phân đạm, giống nhiễm,..;
Ngoài ra, ốc bươu vàng, bọ trĩ, ruồi đục nõn,… hại nhẹ trên lúa Đông Xuân sớm giai đoạn mạ; Chuột,… gây hại rải rác trên các trà lúa.
* Các tỉnh Nam Bộ
– Rầy nâu: trên đồng phổ biến rầy trưởng thành và rầy cám tuổi 1-2, gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ. Chú ý các tỉnh chuẩn bị xuống giống lúa Đông Xuân cần theo dõi diễn biến rầy vào đèn tại địa phương để gieo sạ “né rầy” đạt hiệu quả;
– Sâu cuốn lá nhỏ: gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng, cục bộ có diện tích nhiễm nặng ở các ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm và phun thuốc trừ sâu sớm;
– Bệnh đạo ôn: Hiện nay thời tiết về đêm và sáng sớm se lạnh, có xuất hiện mưa là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát triển trên trà trà lúa giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng. Dự báo trong thời gian tới bệnh sẽ tiếp tục phát triển trên trà lúa Mùa và Đông Xuân 2021-2022, nhất là những ruộng gieo trồng giống nhiễm, sạ dầy, bón thừa nhiều phân đạm.
– Bệnh bạc lá và bệnh lem lép hạt: tiếp tục phát triển và gây hại do ảnh hưởng thời tiết có mưa, dông, nắng gián đoạn; cục bộ có diện tích nhiễm nặng trên các ruộng gieo sạ dày, bón thừa phân đạm, sử dụng giống nhiễm,…
– Sâu năn (muỗi hành): Hiện nay đã xuất hiện gây hại ở một số tỉnh như Sóc Trăng, Kiên Giang chủ yếu trên lúa giai đoạn đẻ nhánh. Bên cạnh đó điều kiện thời tiết không khí lạnh, có xuất hiện mưa đây là điều kiện thuận lợi cho muỗi hành có khả năng phát sinh và gây hại trên các giống lúa thơm và chất lượng cao vụ Đông Xuân 2021-2022
2. Trên cây trồng khác
– Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu… tiếp tục phát sinh, phát triển và gây hại trên ngô tại các vùng trồng ngô trong cả nước, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình. Ngoài ra, các đối tượng sinh vật gây hại khác như sâu xám, bệnh gỉ sắt, bệnh khô vằn, chuột,… tiếp tục gây hại nhẹ – trung bình, cục bộ hại nặng.
– Trên cây rau, màu: Các đối tượng sinh vật hại như sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy, sâu khoang, bệnh sưng rễ, bệnh thối nhũn,, … gây hại nhẹ – trung bình, cục bộ hại nặng trên rau họ hoa thập tự; ruồi đục lá, bệnh mốc sương, xoăn lá virus, đốm đen tiếp tục gây hại nhẹ – trung bình trên rau họ cà,…
– Cây ăn quả có múi: Bệnh Greening, bệnh vàng lá thối rễ, bệnh thán thư, ngài đục quả, ruồi đục quả, … tiếp tục hại. Đặc biệt trên những diện tích cây ăn quả có múi vào thời kỳ chín, sau các đợt mưa kéo dài.
– Cây nhãn, vải: Bệnh chổi rồng nhãn tiếp tục phát sinh gây hại tại các tỉnh phía Nam; Bọ xít nâu, bệnh thán thư, sâu đục quả,.. tiếp tục hại.
– Cây chuối: Bệnh héo rũ Panama tiếp tục gây hại diện hẹp tại các tỉnh Hải Phòng, Lào Cai, Hưng Yên.
– Cây chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ,… tiếp tục phát sinh gây hại, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình, cục bộ hại nặng.
– Cây mía:
Bệnh chồi cỏ tiếp tục phát sinh gây hại tại những ruộng chưa được tiêu hủy hoặc tiêu hủy chưa triệt để, mía trồng mới không sạch bệnh tại Nghệ An;
Rệp xơ trắng: Với điều kiện thời tiết mưa nắng xen kẽ như hiện nay, mía bước vào giai đoạn tích lũy đường là những điều kiện rất thuận lợi cho rệp xơ trắng phát sinh, lây lan gây hại nặng trên diện rộng làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nguyên liệu mía.
Ngoài ra, cần chú ý sâu đục thân, rệp sáp, rầy đầu vàng phát sinh và gây hại trên các ruộng mía giai đoạn đẻ nhánh tích cực và vươn lóng.
– Cây sắn: Bệnh khảm lá virus tiếp tục phát triển và gây hại mạnh trên những diện tích đã nhiễm bệnh tại các vùng trồng sắn trong cả nước. Lưu ý các đối tượng sinh vật gây hại như: bọ phấn trắng, rệp… gây hại trên sắn giai đoạn phát triển thân lá – phát triển củ – thu hoạch.
– Cây cà phê: Bọ xít muỗi tiếp tục gây hại mạnh trên cà phê ở các tỉnh miền Trung; Rệp sáp, rệp vảy, bệnh khô cành, bệnh gỉ sắt, mọt đục cành…tiếp tục gây hại trên cà phê giai đoạn nuôi quả – chắc quả.
– Cây hồ tiêu: Bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm, tuyến trùng hại rễ… có khả năng phát sinh và gây hại tăng, chủ yếu trên các vườn tiêu giai đoạn quả non – chắc quả, hại nặng cục bộ trên những vườn cây lâu năm chăm sóc kém.
– Cây điều: Bọ xít muỗi, bệnh thán thư, sâu đục thân cành… tiếp tục phát sinh gây hại mạnh trong điều kiện thời tiết thuận nóng ẩm, ẩm độ không khí cao. Thời gian tới cần đặc biệt chú ý và quản lý tốt bệnh thán thư trên những diện tích Điều giai đoạn ra lộc, ra nụ hoa quả non.
– Cây thanh long: Bệnh đốm nâu tiếp tục phát sinh và gây hại mạnh tại các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ do điều kiện thời tiết có mưa nhiều thuận lợi cho bệnh phát triển và lan rộng.
– Cây dừa: Bọ cánh cứng, bọ vòi voi tiếp tục phát triển và gây hại tại các vùng trồng dừa, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình; sâu đầu đen tiếp tục phát sinh và gây hại tại các khu vực trồng dừa tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng, Tiền Giang, Kiên Giang…
– Cây sầu riêng: Bệnh xì mủ có khả năng tiếp tục gia tăng diện tích nhiễm, nhất là trên những vườn chăm sóc kém, không thoát nước tốt.
– Cây tre, luồng, vầu: Châu chấu tre lưng vàng tiếp tục di chuyển, đẻ trứng tại khu vực sinh sản hàng năm thuộc các tỉnh Điện Biên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lai Châu, Quảng Ninh, Thanh Hóa,…
– Cây thông: Sâu róm thông tiếp tục phát triển và gây hại nặng cục bộ ở Nghệ An và Thanh Hóa.
Nguồn: Cục BVTV
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SVGH CHỦ YẾU TRONG KỲ TỚI
1.Theo dõi diến biến các đối tượng sinh vật gây hại:
– Tăng cường theo dõi chặt chẽ tình hình sinh vật gây hại và hướng dẫn phòng chống kịp thời, hiệu quả các đối tượng sinh vật gây hại chính trên lúa, rau màu, cây công nghiệp và cây ăn quả,…
– Tăng cường công tác phòng, chống chuột bảo vệ sản xuất.
– Tiếp tục điều tra, phát hiện và chủ động biện pháp phòng chống sâu bệnh hại trên cây lâm nghiệp
2.Công ty Nicotex khuyến cáo các sản phẩm để phòng trừ sinh vật gây hại:
– Bệnh đạo ôn: Bamy 75WP; Fu-army 30WP; Fu-army 40EC
– Sâu cuốn lá: Dylan 2EC; Dylan 10WG; Sát Trùng Đan 95WP; Midanix 60WP
– Sâu đục thân hai chấm: Sát Trùng Đan 95WP; Nicata 95SP
– Rầy nâu: Midan 10WP; Amira 25WG; Cheestar 50WG
– Khô vằn, lem lép hạt: Chevin 5SC
– Vàng lá vi khuẩn, lem lép hạt/lúa: Abenix 10SC
– Sâu ăn lá trên rau màu: Dylan 2EC;
– Bệnh thán thư, vàng lá, thối gốc: Afico 70WP, Alonil 800WG
– Nhện đỏ/cây ăn quả có múi: Detect 50WP; Detect 500SC, Dylan 2EC, Catex 3.6EC; Daisy 57EC
– Bệnh chổi rồng/nhãn vải: Dylan 2EC
– Bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ/chè: Detect 500SC, Cheestar 50WG
*BÀ CON LƯU Ý: Khi phát hiện sâu bệnh hại trên diện tích lớn, để ngăn chặn, dập dịch kịp thời bà con nên sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh hại kết hợp với dịch vụ phun thuốc bằng máy không người lái Nicotex Fly. Vừa nâng cao hiệu quả của thuốc, đảm bảo an toàn cho người sử dụng, lại tiết kiệm công lao động, mang lại hiệu quả kinh tế. Bà con liên hệ hotline: 032 887 6655 để được tư vấn và biết thêm chi tiết.
Kính chúc quý bà con có mùa màng bội thu.
Hiệu quả của nhà nông – Niềm mong muốn của Nicotex