Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhiều bà con nông dân ở xã vùng cao Tân Sơn, Lục Ngạn (Bắc Giang) từ nghèo khó trước kia, nay đã khấm khá hơn từ việc trồng vải thiều.
Từ thành phố Bắc Giang, ngược quốc lộ 31 lên huyện Lục Ngạn, hai bên đường đang dần chuyển màu khiến vùng đất này như được khoác lên mình tấm áo mới, báo hiệu một mùa vải thiều bội thu. Mùa vải chín cũng là lúc hình ảnh Lục Ngạn đẹp nhất, đặc trưng nhất, tại các khu vườn, vải chen san sát, những cành vải sai trĩu cành đua nhau đón nắng, đón gió, rà sát ra cả mặt đường.
Mùa vải Lục Ngạn chín là hình ảnh đẹp nhất, đặc trưng nhất tại đây
Khác với trước kia, về vùng đất Lục Ngạn bây giờ đều được đổ bê tông quanh co, uốn lượn qua các đồi vải bạt ngàn. Đi cả một dọc đường, chẳng khó để bắt gặp những ngôi nhà cao tầng hay những biệt thự mọc lên giữa nền đỏ rực sắc vải.
Theo chân Kỹ sư Bùi Văn Thắng – PGĐ Phòng Kỹ Thuật Công ty cổ phần Nicotex vào vườn vải Bắc Giang những ngày tháng 6, từ trong làng, ngoài xã, không khó để bắt gặp hình ảnh bà con nông dân Lục Ngạn nhộn nhịp thức dậy từ 2-3h sáng, tất bật thu hoạch những chùm vải tươi ngon nhất vườn. Những quả vải Lục Ngạn còn đọng sương đêm đều được bà con cẩn thận tỉ mỉ cột thành chùm ngay tại vườn, cùng với gương mặt rạng ngời không thể nào giấu được.
Không khó để bắt gặp hình ảnh bà con nông dân Lục Ngạn tất bật thu hoạch vải từ sáng sớm
Thực chất vải Lục Ngạn có nguồn gốc từ Thanh Hà (Hải Dương), nhưng từ khi bén duyên với đất đồi Lục Ngạn, Bắc Giang – mảnh đất có vùng khí hậu đặc trưng riêng và được sự ưu ái của trời đất, thiên nhiên nên cuộc sống của bà con nơi đây thực sự thay đổi lại nhờ cây vải thiều.
Nghe các cụ trong làng kể lại, năm 1953 Nhà nước có chính sách di dân đi làm vùng kinh tế mới, rất nhiều bà con ở Hải Dương đi lên vùng Lục Ngạn này để xây dựng kinh tế theo chủ trương của Nhà nước. Khi rời quê hương, mỗi người đều đem theo 1-2 cây vải thiều giống để trồng trước nhà lấy quả ăn để đỡ nhớ hương vị quê nhà.
Ban đầu bà con trồng chỉ để lấy quả ăn, cũng không ai nghĩ đến chuyện buôn bán. Sau mọi người ăn thử đều thấy quả thơm, ngon ngọt rồi bắt đầu xin giống nhân ra trồng để bán. Phải đến năm 1986, Nhà nước chính sách đổi mới, giao thương giữa các tỉnh được mở rộng, hàng hóa được lưu thông dễ dàng hơn với các địa phương nên thương lái từ khắp nơi đổ lên Lục Ngạn mua buôn vải thiều khiến cuộc sống bà con khấm khá hơn.
Cuộc sống bà con Lục Ngạn khấm khá hơn từ việc trồng vải thiều
Khi được hỏi về bí quyết làm cho vải sai quả, mẫu mã đẹp – Anh Trần Văn Tài ở xã vùng cao Tân Sơn (Lục Ngạn) bắt đầu câu chuyện cách đây chừng 7 năm. Do kinh tế gia đình khó khăn, nhà đông anh em nên học đến hết lớp 7 anh đã phải nghỉ học giữa chừng để cùng bố mẹ đi làm thuê kiếm tiền để nuôi các em ăn học. Trong những năm đó, mặc dù gia đình có trồng vải nhưng thu hoạch không nhiều, anh rủ bạn bè cùng nhau đi thu hoạch vải thuê cho các hộ làng bên và anh có đặt ra câu hỏi: Tại sao vườn vải thiều của gia đình có diện tích cũng nhiều như vậy mà chỉ thu hoạch được rất ít? có năm mẫu mã xấu, sâu bệnh nhiều nên giá bán vải thấp, trong khi đó các hộ ở vùng bên có diện tích chỉ bằng một nửa mà họ vẫn thu hàng trăm triệu đồng mỗi vụ.
Từ suy nghĩ và trăn trở đó, anh bắt đầu quan sát và học hỏi cách chăm sóc cây vải để áp dụng vào vườn vải của gia đình mình. Về nhà anh bắt đầu tiến hành cắt tỉa, tạo tán, bón phân, phun thuốc trừ sâu định kỳ…
Thế nhưng không phải cái gì làm cũng đơn giản, cũng giống như các loại cây ăn quả khác, cây vải cũng cần phải có kỹ thuật chăm sóc nói chung và phun thuốc trừ sâu bệnh nói riêng đều gặp phải các vấn đề cản trở. Vụ mùa đầu tiên mặc dù năng suất có cao hơn nhưng có một phần vải bị nứt và sâu đầu nhiều nên phải bỏ đi rất nhiều.
Sau khi tìm được nguyên nhân và thay đổi cách chăm sóc, cũng như được bạn bè giới thiệu đến sản phẩm SATTRUNGDAN 95WP thì thấy sâu đục cuống quả giảm đi rất nhiều. Những năm sau, vườn vải gia đình anh Tài thu được trên 5 tấn, quả to, hình thức mẫu mã đẹp và ít sâu bệnh giá bán ra cũng lên tới 20 nghìn đồng/1kg, thu nhập 100 triệu đồng. Cứ như vậy, sản lượng năm sau đều cao hơn năm trước.
Anh Tài chia sẻ: “Đối với cây vải không thể lơ là được, vì chỉ cần không bón phân đúng cách hay quên phun thuốc trừ sâu bệnh đúng lứa sẽ bị hỏng quả ngay. Nhất là vào tầm đầu tháng 5, tháng 6 vải đang vào thời kỳ rụng sinh lý nên tôi cũng phải áp dụng nhiều cách để vải không bị sâu đục cuống với rụng quả quá nhiều”.
Sử dụng Sattrungdan 95WP đem lại hiệu quả cho vườn vải nhà anh Tài
Nhưng để vải đạt chất lượng, được xuất khẩu ra những thị trường lớn như Nhật, Mỹ, Úc, châu Âu…Năm 2018, anh Tài bắt đầu thử nghiệm và xây dựng mô hình sản xuất theo quy trình VietGap và năm 2021 vừa rồi anh sử dụng thêm dịch vụ máy bay không người lái cho mô hình của mình. Bình quân sản lượng vải gia đình anh tăng lên khoảng từ 10 – 20%, chất lượng quả rất tốt, không bị bệnh sâu đục cuống nữa. Đặc biệt là giá bán cao hơn so với vải không canh tác theo quy trình VietGAP.
“Với mô hình mới tôi cũng băn khoăn khá nhiều, bởi để đảm bảo được đúng tiêu chuẩn thì phải tốn nhiều công sức hơn, mọi khâu tỉa cành, bón phân, phun thuốc đều phải được ghi chép tỉ mỉ, rõ ràng về thời gian, liều lượng sử dụng. Tuy nhiên đây là điều kiện cần thiết để tăng thu nhập, chất lượng vườn vải được nâng cao.
Còn với dịch vụ phun thuốc bằng máy bay không người lái ban đầu tôi cũng không yên tâm cho lắm vì đây là dịch vụ mới, chưa áp dụng bao giờ. Nhưng sau khi sử dụng dịch vụ tôi thấy khá hài lòng. Không chỉ tiết kiệm được thời gian hơn, mà khi phun xong cũng không bị thuốc dính vào người nhưng vẫn đảm bảo thuốc phun đều lên cả cây vải. Chứ trước đây, mỗi khi phun xong người ướt đẫm, sặc mùi thuốc. Hiện tượng vải sau thu hoạch bị sâu đầu quả đã căn bản không còn” – Anh Tài cho biết.
Dịch phụ phun thuốc UAV Nicotex giúp anh Tài tiết kiệm thời gian và công sức
Vừa chia sẻ xong, thì chuông điện thoại của anh Tài cũng rung lên. Phía đầu dây bên kia là anh Phúc bạn của anh ở xã bên, biết anh đã sử dụng dịch vụ phun thuốc bằng máy bay không người lái, đợt này cũng nhiều người sử dụng quá nên cũng đang muốn tham khảo áp dụng cho vụ sau thử xem hiệu quả thế nào, mà vẫn còn lăn tăn lắm nên muốn hỏi thêm.
Sẵn tiện ở đây nên tôi cùng anh Tài sang nhà anh Phúc để tư vấn cho anh kỹ hơn. Sau khi chúng tôi ra về, anh Tài và anh Phúc còn dúi vào tay chúng tôi vài chùm vải quê giống như lời cảm ơn của anh, cũng như thay lời cảm ơn của bà con trong xã đã giúp bà con tiết kiệm thời gian, công sức. Mỗi lời cảm ơn nụ cười hay từng cử chỉ, ánh mắt vui mừng của bà con mỗi khi chúng tôi đến đều chính là bấy nhiêu những ân tình mà bà con trao khiến chúng tôi vô cùng vui mừng.
Ứng dụng công nghệ kỹ thuật – Máy bay phun thuốc không người lái UAV Nicotex cho cây vải
Nắm bắt những khó khăn trên, hiện tại hệ thống máy bay không người lái UAV Nicotex của công ty Nicotex với những tính năng vượt trội đã có mặt trên nhiều tỉnh thành. Máy hỗ trợ người nông dân ở nhiều loại cây trồng mang đến hiệu suất cao.
Trong năm 2021 – 2022 vừa qua công ty Nicotex cũng đã tiến hành phun hàng loạt khảo nghiệm phòng trừ sâu đục cuống hại vải và cho kết quả tốt. Ngoài ra với cây khoai tây, cà rốt các đội UAV trong hệ thống Nicotex cũng đã phun được hàng trăm hecta giúp bà con nông dân giải quyết các vấn đề phòng trừ sâu bệnh hại trên cây trồng này.
Đặc biệt, đối với những lá cây ở trên cao, máy bay dễ dàng phun thuốc mà không gặp chút khó khăn gì. Ngoài ra máy bay còn giúp người nông dân giảm được nhiều khoản chi phí, tiết kiệm thời gian, giảm chi phí thuê nhân công, chi phí điện, nước và thuốc cho cây.
UAV Nicotex – Giải quyết các vấn đề phòng trừ sâu bệnh hại trên cây trồng cho bà con nông dân
Anh Bùi Văn Thắng – Phó Giám đốc Kỹ Thuật Công ty cổ phần Nicotex chia sẻ: “Bắc Giang có địa hình đồi núi, dốc nên việc sử dụng công nghệ kỹ thuật máy bay không người lái không chỉ giúp bà con tiết kiệm được thời gian, công sức. Mà còn phun được bao quát tán lá, giúp cho sâu bệnh hại ít hơn bởi khi sử dụng thuốc, bà con thường đứng ở dưới đất và sử dụng vòi phun tay cầm thì đối với những tầng lá cao cây không được chăm sóc và bảo vệ tốt, nhất là khi phải phun trên diện rộng thường dễ xảy ra việc phun không đều thuốc và sót”.
Với những ứng dụng tuyệt vời này, máy bay nông nghiệp được xem là một thiết bị không thể thiếu của bà con nông dân. Nụ cười hạnh phúc của bà con nông dân tựa như món quà to lớn là động lực, là niềm tự hào, thiêng liêng tiếp thêm năng lượng giúp UAV Nicotex vững bước trên chặng đường sắp tới.