Trên cây Lúa
- Các tỉnh Bắc Bộ
Trên mạ chiêm xuân : Các đối tượng sâu bệnh hại chính như sâu đục thân 2 chấm, rầy các loại, ốc bươu vàng, chuột,… tiếp tục hại, mức độ gây hại chủ yếu từ nhẹ – Trung bình.
– Trên Lúa Đông Xuân 2020 – 2021: Ốc bươu vàng hại tăng, chuột, tuyến trùng rễ, bệnh nghẹt rễ… tiếp tục hại..
- Các tỉnh Bắc Trung Bộ
Các đối tượng: Ốc bươu vàng, chuột, bọ trĩ … tiếp tục phát sinh gây hại trên mạ, lúa mới gieo tại các tỉnh trong vùng, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – Trung bình.
– Bệnh đạo ôn lá: phát sinh gây hại nhẹ trên lúa trà sớm tại các tỉnh phía Nam vùng (Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình,…)
- Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
Rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn lá, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân 2 chấm… tiếp tục phát sinh, phát triển và gây hại phổ biến ở mức nhẹ – Trung bình trên lúa Đông Xuân giai đoạn Làm đòng – Trỗ.
– Bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ, sâu năn…tiếp tục gây hại trên lúa Đông Xuân giai đoạn mạ – Đẻ nhánh.
– Chuột: tiếp tục gây hại trên các trà lúa, gây hại mạnh trên lúa gieo thẳng và lúa Đông Xuân giai đoạn đẻ nhánh.
– Ốc bươu vàng: tiếp tục lây lan theo nguồn nước, hại nặng cục bộ lúa Đông Xuân muộn giai đoạn Mạ, đặc biệt tại các vùng trũng.
- Các tỉnh Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long:
Rầy nâu: Dự báo sẽ có một đợt rầy cám nở rộ trên đồng ruộng trong những ngày tới, mức độ hại phổ biến ở mức nhẹ – Trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – Làm đòng. Khuyến cáo các tỉnh trong vùng thăm đồng quan sát kỹ gốc lúa. Nếu thấy rầy cám nở với mật độ cao có thể sử dụng một trong những loại thuốc BVTV chống lột xác nằm trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam để phun trừ không để rầy gây hại làm ảnh hưởng đến năng suất lúa.
Bệnh đạo ôn, bạc lá vi khuẩn, lem lép hạt: tiếp tục phát sinh và gây hại trên lúa Đông Xuân giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng-trỗ, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – Trung bình. Khuyến cáo các tỉnh trong vùng cần theo dõi chặt diễn biến của bệnh trên đồng để kịp thời đưa ra các biện pháp quản lý hiệu quả;
Sâu năn (muỗi hành): Tiếp tục gây hại chủ yếu ở mức nhẹ – Trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – Làm đòng; hại nặng cục bộ trên các ruộng có xử lý hạt giống, sạ dày, phun thuốc trừ sâu sớm. Chú ý: các địa phương thường xuất hiện sâu năn (muỗi hành) gây hại mạnh hàng năm như Đồng Tháp, Long An, Vĩnh Long… cần tiếp tục nắm bắt chặt diễn biến của đối tượng này trên đồng ruộng; khuyến cáo nông dân bón phân cân đối, không bón thừa phân đạm và sử dụng chất kích thích sinh trưởng ở giai đoạn mạ đến đẻ nhánh, chăm sóc cho cây lúa khỏe, tăng khả năng phục hồi;
– Tiếp tục khuyến cáo áp dụng các biện pháp diệt chuột trên diện rộng, đồng loạt. Ưu tiên sử dụng các biện pháp cơ học, vật lý, bã mồi sinh học. Thu gom xác chuột, bả mồi để giảm ô nhiễm môi trường. Tuyệt đối không sử dụng điện diệt chuột để tránh gây nguy hiểm cho con người và các động vật có ích khác.
- Trên cây trồng khác
– Trên cây Ngô: Sâu keo mùa thu… tiếp tục phát sinh và gây hại tăng trên ngô Đông Xuân 2020-2021 tại các vùng trồng ngô trong cả nước; sâu đục thân, đốm lá nhỏ, bệnh khô vằn, hiện tượng lùn xoắn lá, chuột,… tiếp tục hại;
– Trên cây Rau, Màu: Sâu tơ; bọ nhảy,… hại tăng trên rau ăn lá ở các tỉnh phía Bắc; sâu xanh, sâu khoang,… hại cục bộ; bệnh thán thư, thối nhũn,.. hại tăng trên cây họ cà; dòi đục lá, sâu cuốn lá, sâu đục quả tiếp tục hại đậu đỗ; sâu ăn lá hành, dòi đục hành, rệp, bệnh đốm lá,… tiếp tục phát sinh gây hại mức độ nhẹ.
– Cây Ăn quả có múi: Nhện đỏ, ruồi đục quả,…. tiếp tục phát sinh và gây hại tăng; bệnh chảy gôm, bệnh vàng lá thối rễ, bệnh greening, bệnh sẹo, bệnh loét… tiếp tục phát sinh và gây hại mạnh tại các vùng chuyên canh, chăm sóc kém;
– Cây Nhãn, Vải: Bệnh chổi rồng nhãn phát sinh gây hại tăng tại các tỉnh phía Nam; sâu cuốn lá, sâu đục gân lá, sâu đo,… tiếp tục phát sinh gây hại;
– Cây Chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ, bệnh thối búp,… tiếp tục phát sinh gây hại;
– Cây Mía: Bệnh chồi cỏ,… tiếp tục phát sinh gây hại, đặc biệt tại những ruộng chưa được tiêu hủy hoặc tiêu hủy chưa triệt để, mía trồng mới không sạch bệnh tại Nghệ An; Ngoài ra các đối tượng dịch hại khác như rệp sáp, rầy đầu vàng, sâu đục thân, … phát sinh gây hại nhẹ;
– Cây sắn: Bệnh khảm lá tiếp tục lây lan và gia tăng diện tích nhiễm bệnh tại các vùng trồng sắn khu vực miền Trung và phía Nam; rệp sáp bột hồng tiếp tục phát sinh và gây hại trên mía giai đoạn đẻ nhánh tích cực – Vươn lóng tại địa phương đã từng phát hiện trước đây;
– Cây Cà Phê: Bọ xít muỗi tiếp tục gây hại trên Cà phê chè ở Lâm Đồng; bọ cánh cứng tiếp tục gây hại trên cây Cà phê ở giai đoạn kiến thiết cơ bản ở Kon Tum, Đắk Lắk; rệp sáp, rệp vảy, bệnh khô cành, khô quả, mọt đục quả, bệnh thán thư, bệnh gỉ sắt,… tiếp tục gây hại;
– Cây Hồ Tiêu: Tuyến trùng hại rễ, bệnh chết nhanh, bệnh gỉ sắt, bệnh thán thư, bệnh chết chậm, rệp các loại… tiếp tục phát sinh và gây hại tăng tại các vườn kém chăm sóc, hại nặng cục bộ;
– Cây Điều: Bệnh thán thư, sâu đục thân/cành, bọ trĩ … tiếp tục phát sinh gây hại tăng trong điều kiện thời tiết thuận lợi hiện nay, hại nặng cục bộ;
– Cây Thanh Long: Bệnh đốm nâu, thán thư, … phát sinh gây hại tăng do điều kiện thời tiết mưa nhiều và ẩm độ cao;
– Cây Dừa: Bọ cánh cứng hại tiếp tục phát sinh gây hại cục bộ tại các vùng trồng dừa.
KHUYẾN CÁO
Công ty Cổ phần Nicotex khuyến cáo bà con giải pháp phòng trừ sâu bệnh như sau:
- Trên lúa
- Đối với bệnh đạo ôn bà con nên sử dụng sản phẩm: Bamy 75WP và Fu-army 40EC, 30WP
- Bệnh bạc lá: Sử dụng sản phẩm Xanthomix 20WP pha 25g thuốc/bình 12lít nước, pha 40g/bình 16 lít. Lượng nước phun 600l/ha
- Với sâu hại rầy nâu, rầy lưng trắng: Khuyến cáo sử dụng Midan 10WP; Amira 25WGhoặc Cheestar 50WG để mang lại hiệu quả trừ rầy triệt để và kéo dài. Phun khi rầy non mới xuất hiện.
- Sâu đục thân hại lúa nay đã có sản phẩm: Bonus – Gold 500EC Thuốc có hiệu lực nhanh sau khi phun, diệt triệt để rầy cám lẫn rầy trưởng thành, hạn chế lây lan bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.
- Sâu cuốn lá sử dụng thuốc trừ sâu Dylan 2EC, 10EC,Sattungdan 95WPLượng thuốc dùng: 150 – 200 ml/ha kết hợp cùng 320 – 600 lít nước trên 1ha.
- Ốc Bươu vàng khỏi lo khi đã có: Pazol 700WPliều lượng sử dụng: 250 – 300 g/ha
- Trên cây trồng khác
Sâu keo mùa thu/ngô: khuyến cáo sử dụng sản phẩm Dylan 10EC, 5WG, 10WG
Sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy/cây rau, màu: Sử dụng sản phẩm Dylan 10EC
Ruồi đục quả, nhện đỏ, rệp sáp/cây ăn quả có múi: Dùng ngay Detect 50WP, Daisy 57EC , Bini 58
Bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, rầy xanh/cây chè: Sử dụng sản phẩm Midan 10WP
Bọ cánh cứng/cà phê hại giai đoạn kiến thiết cơ bản ở Kon Tum, Đắk Lắk: Sử dụng sản phẩm Bonus – Gold 500EC, Bini 58 40EC
Tuyến trùng hại rễ, bệnh chết nhanh, chết chậm/hồ tiêu: Sử dụng sản phẩm Alonil 80WP, 800WG
Bệnh đốm nâu, thán thư, thối rễ tóp cành phát sinh gây hại/thanh long: Sử dụng sản phẩm Abenix 10FL, Chevin 5SC, 10SC, 40WG
Lưu ý: Để biết thêm chi tiết về sản phẩm và hướng dẫn sử dụng kính mời quý bà con click vào tên sản phẩm trong phần khuyến cáo.
Kính chúc bà con vụ mùa thằng lớn!