Bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá tiếp tục phát sinh rải rác, gây hại nhẹ trên lúa Hè Thu giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng tại một số tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Trên cây lúa
a) Các tỉnh phía Bắc
– Đối với các tỉnh Bắc Bộ:
+ Trên lúa: Các đối tượng sâu bệnh hại nhẹ do lúa ở giai đoạn thu hoạch, một số tỉnh đã thu hoạch xong lúa Đông Xuân.
Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân 2 chấm, bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh khô vằn,…. tiếp tục hại cục bộ trên lúa Đông Xuân muộn.
+ Trên mạ mùa và lúa mùa cực sớm: bệnh đạo ôn lá tiếp tục hại tăng trên lúa mùa cực sớm tại Lào Cai. Bọ trĩ, rầy các loại, chuột, ốc bươu vàng… phát sinh và gây hại phổ biến ở mức nhẹ- trung bình.
– Đối với các tỉnh Bắc Trung bộ:
Trên lúa Hè Thu: sâu cuốn lá nhỏ, rầy các loại, sâu đục thân,… tiếp tục phát sinh gây hại trên lúa Hè Thu giai đoạn đẻ nhánh – đứng cái, mức độ hại nhẹ – trung bình. Chuột, ốc bươu vàng, bọ trĩ,, hại nhẹ trên mạ và lúa mới cấy; bọ trĩ hại nặng cục bộ vùng khô hạn.
b) Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên
Rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh khô vằn,….tiếp tục phát sinh gây hại trên lúa Xuân Hè giai đoạn chắc xanh – đỏ đuôi, mức độ hại từ nhẹ – trung bình; Bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn lá phát sinh gây hại cục bộ trên lúa Hè Thu giai đoạn đẻ nhánh – đứng cái- làm đòng; chuột hại rải rác trên các trà lúa.
c) Các tỉnh Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long
– Rầy nâu phát sinh gây hại tăng trên trà lúa giai đoạn đòng trỗ, gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình.
– Bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá: tiếp tục phát sinh rải rác, gây hại nhẹ trên lúa Hè Thu giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng tại một số tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long.
– Bệnh đạo ôn lá : Bệnh tiếp tục phát sinh trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng, đặc biệt các giống nhiễm, ruộng cấy dầy, bón thừa đạm, mức độ hại nhẹ đến trung bình. Chú ý bệnh đạo ôn cổ bông trên các ruộng đã bị đạo ôn lá.
Ngoài ra, chú ý các đối tượng có khả năng gia tăng diện tích nhiễm như : Sâu cuốn lá nhỏ, bệnh khô vằn, bệnh đen lép hạt, bệnh đạo ôn cổ bông, chuột…
- Trên cây trồng khác
– Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu tiếp tục phát sinh gây hại trên nhưng diện tích ngô 3-9 lá.
– Trên cây rau, màu: sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy, sâu khoang, ruồi đục lá, bệnh phấn trắng, bọ trĩ, nhện đỏ… phát sinh gây hại nhẹ; bệnh xoăn lá virus tiếp tục gây hại trên cây cà chua.
– Cây ăn quả có múi: Ruồi đục quả, nhện đỏ, rệp sáp, sâu vẽ bùa, …. tiếp tục hại tăng; Bệnh chảy gôm, bệnh loét, bệnh vàng lá thối rễ tiếp tục phát sinh gây hại xu hướng tăng tại các vùng chuyên canh.
– Cây nhãn, vải: Bệnh chổi rồng nhãn tiếp tục gây hại tại các tỉnh phía Nam, sâu đục cuống quả vải, bọ xít nâu tiếp tục phát sinh, gây hại trên vải muộn quả non ở Bắc Giang, Hải Dương.
– Cây chè: Bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, rầy xanh, bệnh thối búp, bệnh phồng lá, … tiếp tục gây hại.
– Cây mía: Bệnh trắng lá, bệnh chồi cỏ, sâu non bọ hung, sâu non xén tóc, … tiếp tục gây hại cục bộ tại vùng ổ dịch, nặng hại cục bộ.
– Cây sắn: Bệnh khảm lá tiếp tục gây hại, có khả năng phát sinh gây hại tăng; rệp sáp bột hồng tái xuất hiện và gây hại tại địa phương đã từng phát hiện trước đây.
– Cây cà phê: Bọ xít muỗi tiếp tục gây hại trên cà phê chè ở Lâm Đồng; bọ cánh cứng tiếp tục gây hại trên cây cà phê ở giai đoạn kiến thiết cơ bản ở Kon Tum, Đắk Lắk,rệp sáp, rệp vảy, bệnh khô cành, khô quả, mọt đục quả, bệnh thán thư, bệnh gỉ sắt, … tiếp tục gây hại.
– Cây hồ tiêu: Tuyến trùng hại rễ, bệnh chết nhanh, bệnh gỉ sắt, bệnh thán thư, bệnh chết chậm, rệp các loại… tiếp tục gây hại.
– Cây điều: Bọ xít muỗi, sâu đục thân/cành, bệnh khô cành, …tiếp tục gây hại nhẹ trên lá, lộc non.
– Cây sầu riêng: Bệnh nứt thân xì mủ, bệnh thán thư, …gây hại nhẹ.
– Cây thanh long: Bệnh đốm nâu, thán thư, thối rễ tóp cành phát sinh gây hại từ đầu mùa mưa.
– Cây dừa: Bọ cánh cứng hại dừa tiếp tục gây hại.
Theo Cục bảo vệ thực vật
KHUYẾN CÁO
Công ty Cổ phần Nicotex khuyến cáo bà con giải pháp phòng trừ sâu bệnh như sau:
- Trên lúa
- Đối với bệnh đạo ôn bà con nên sử dụng sản phẩm: Bamy 75WP và Fu-army 40EC, 30WP
- Bệnh bạc lá: Sử dụng sản phẩm Xanthomix 20WP pha 25g thuốc/bình 12lít nước, pha 40g/bình 16 lít. Lượng nước phun 600l/ha
- Với sâu hại rầy nâu, rầy lưng trắng: Khuyến cáo sử dụng Midan 10WP; Amira 25WGhoặc Cheestar 50WG để mang lại hiệu quả trừ rầy triệt để và kéo dài. Phun khi rầy non mới xuất hiện.
- Sâu đục thân hại lúa nay đã có sản phẩm: Bonus – Gold 500EC Thuốc có hiệu lực nhanh sau khi phun, diệt triệt để rầy cám lẫn rầy trưởng thành, hạn chế lây lan bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.
- Sâu cuốn lá sử dụng thuốc trừ sâu Dylan 2EC, 10EC,Sattungdan 95WPLượng thuốc dùng: 150 – 200 ml/ha kết hợp cùng 320 – 600 lít nước trên 1ha.
- Ốc Bươu vàng khỏi lo khi đã có: Pazol 700WPliều lượng sử dụng: 250 – 300 g/ha
- Trên cây trồng khác
Sâu keo mùa thu/ngô: khuyến cáo sử dụng sản phẩm Dylan 10EC, 5WG, 10WG
Sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy/cây rau, màu: Sử dụng sản phẩm Dylan 10EC
Ruồi đục quả, nhện đỏ, rệp sáp/cây ăn quả có múi: Dùng ngay Detect 50WP, Daisy 57EC , Bini 58
Bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, rầy xanh/cây chè: Sử dụng sản phẩm Midan 10WP
Bọ cánh cứng/cà phê hại giai đoạn kiến thiết cơ bản ở Kon Tum, Đắk Lắk: Sử dụng sản phẩm Bonus – Gold 500EC, Bini 58 40EC
Tuyến trùng hại rễ, bệnh chết nhanh, chết chậm/hồ tiêu: Sử dụng sản phẩm Alonil 80WP, 800WG
Bệnh đốm nâu, thán thư, thối rễ tóp cành phát sinh gây hại/thanh long: Sử dụng sản phẩm Abenix 10FL, Chevin 5SC, 10SC, 40WG
Lưu ý: Để biết thêm chi tiết về sản phẩm và hướng dẫn sử dụng kính mời quý bà con click vào tên sản phẩm trong phần khuyến cáo.
Kính chúc bà con vụ mùa thằng lớn!