Sâu cuốn lá nhỏ và cách phòng trừ
I- Triệu chứng gây hại:
Sâu non nhả tơ cuốn dọc lá lúa thành một bao thẳng đứng hoặc bao tròn gập lại. Sâu nằm trong bao bào ăn biểu bì mặt trên và diệp lục của lá (không ăn biểu bì mặt dưới lá) theo dọc gân lá tạo thành những vệt trắng dài, các vệt này có thể nối liền nhau thành từng mảng. Do đó khi cây lúa bị phá hại nặng thì lá bị trắng, sau đó nếu bị mưa nhiều hoặc ngập nước thì thối nhũn làm giảm nghiêm trọng khả năng quang hợp của lá làm năng suất lúa giảm rõ rệt.
Hình thái:
– Ngài có thân dài 10mm, sải cánh rộng 19mm, màu vàng nâu, mép trước của cánh có màu nâu đen, ở khoảng 2/3 kể từ gốc cánh ngài đực có chấm lõm màu đen óng ánh, trên chấm có chùm lông màu vàng sẫm . Mép ngoài cánh rộng. Vân mép ngoài rộng màu nâu đen, vân ngang trong và vân ngang ngoài màu nâu đen. Giữa hai vân ngang có một vân ngắn cụt.
– Trứng hình bầu dục dài 0,5mm. Mặt trứng có vân mạng lưới rất nhỏ.
– Sâu non đẫy sức dài 19mm, màu xanh lá mạ. Mảng lưng ngực trước màu nâu. Lưng ngực giữa và lưng ngực sau có 8 phiến lông. Lưng các đốt bụng cũng có những phiến lông nổi rõ. Thân mảnh gầy, chân bụng phát triển.
– Nhộng dài 7-10 mm, màu nâu. Mầm cánh, râu đầu và chân vượt quá mép sau đốt bụng thứ 4. Lỗ thở lồi lên. Các đốt bụng thứ 6, 8 thót vào. Cuối có 6 sợi lông ngắn uốn cong.
II- Tập quán sinh sống và quy luật phát sinh gây hại:
– Ngài thường vũ hoá về ban đêm khoảng 9-10 giờ cho tới sáng hôm sau ( 4 giờ). Ban ngày ngài ẩn náu trong khóm lúa hoặc cỏ dại, đêm bay ra hoạt động. Ngài giao phối kéo dài từ 8-12 tiếng đồng hồ và đẻ trứng vào ban đêm. Trứng đẻ rải rác trên lá lúa, phần lớn có 1 trứng, trên một lá cũng có khi có 2-3 trứng đẻ cùng một chỗ xếp thành ô vuông hay hàng dọc. Mỗi con cái có thể đẻ trung bình trên 76 quả trứng. Ngài có xu tính bắt ánh sáng mạnh. Ngài cái thường bay đến những ruộng lúa hoặc mạ có màu xanh đậm, rậm rạp, thường tập trung nhiều ở những ruộng gần bờ mương, đường đi. Thời gian sống của ngài từ 2-6 ngày.
– Sâu non mới nở rất linh hoạt, nhanh nhẹn, bò khắp trên thân lá, sâu chui vào lá nõn, mặt trong bẹ lá hoặc hoặc trên mặt lá bao ăn thịt lá. Sau một thời gian sâu nhả tơ kéo 2 mép khoảng giữa lá lúa hoặc mạ dệt thành bao và nằm trong đó gây hại.
– Sâu non có 5 tuổi. Sâu tuổi 4-5 có khả năng nhả tơ dệt gập lá lúa theo chiều ngang, có khi chập 2-5 lá dệt thành một bao. Sâu nằm trong bao có thể phá hoại suốt ngày đêm. Sâu còn có khả năng di chuyển ra ngoài bao cũ để phá hại lá mới, mỗi sâu non có thể phá 5-9 lá. thời gian di chuyển thường vào buổi chiều. (6 giờ cho đến 9 giờ tối). Ngày trời mưa hoặc râm có thể di chuyển bất cứ lúc nào trong ngày.
– Sâu non đẫy sức chuyển từ màu xanh sang màu vàng hồng chui ra khỏi bao cũ tìm vị trí hoá nhộng. Sâu có thể nhả tơ, cắn đứt 2 mép lá và khâu lại thành bao kín để hoá nhộng bên trong. Sâu có thể bò xuống dưới khóm lúa hoặc ở trong bẹ lá dệt kén mỏng để hoá nhộng. Vị trí hoá nhộng phần nhiều ở gần gốc khóm lúa, cách mặt nước ruộng khoảng 1,5cm. Ngoài ra cũng có khi sâu hoá nhộng ở ngay trong bao cũ.
– Thời gian sinh trưởng phát dục của các giai đoạn của sâu thay đổi tuỳ theo lứa trong năm. Nói chung thời gian phát dục của trứng là 6-7 ngày, sâu non là: 14-16 ngày, của nhộng là: 6-7 ngày, thời gian sống của ngài là 2-6 ngày, trung bình thời gian của một vòng đời là 28-36 ngày.
– Quy luật phát sinh gây hại của sâu cuốn lá nhỏ có liên quan chặt chẽ với các yếu tố ngoại cảnh. Nhiệt độ từ 25-29 độ C, ẩm độ trên 80% là điều kiện thuận lợi cho sâu gây hại phát triển, đặc biệt trong điều kiện có nắng mưa xen kẽ.
– Mức độ gây hại còn phụ thuộc vào giống lúa, giai đoạn sinh trưởng, thời vụ gieo cấy và chế độ bón phân. Đặc biệt trong cơ cấu giống lúa hiện nay: những giống lúa thuần và lúa lai Trung Quốc và các giống lúa nếp thường bị hại nặng hơn vì bản lá to và có màu xanh đậm rất hấp dẫn ngài đến đẻ trứng.
– Trong các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa đều có khả năng bị sâu cuốn lá nhỏ gây hại song mức độ bị hại rõ rệt nhất thường vào giai đoạn lúa làm đòng trỗ bông ( khi lá đòng bị hại sẽ làm giảm năng suất lúa nghiêm trọng).
– Hàng năm sâu cuốn lá nhỏ có thể phát sinh 6 lứa trong đó lứa thứ 1 ( từ tháng 4-5) và lứa thứ 4-5 ( từ tháng 8-9) là những lứa gây hại nặng nhất.
III- Biện pháp phòng trừ:
– Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa, nhưng sản phẩm được nông dân tin dùng và đã khẳng định được thương hiệu trong những năm qua là sản phẩm Sattrungdan 95BTN, của công ty Nicotex.
Satrungdan 95BTN là thuốc đặc trị sâu cuốn lá nhỏ hại lúa ngoài ra thuốc còn dùng để phòng trừ sâu đục thân lúa, bọ trĩ hại lúa, sâu ăn lá hại đậu tương…
· Kỹ thuật sử dụng:
– Liều lượng: Dùng 10-15g thuốc / bình 8 lít. Phun 2 bình cho 1 sào Bắc bộ.
Nếu mật độ sâu cao có thể tăng lượng dùng lên từ 35-40g thuốc/ sào Bắc bộ
– Thời điểm: Phun thuốc khi bướm ra rộ hoặc sâu non tuổi nhỏ mới xuất hiện.
– Chú ý:
Không phun thuốc khi cây ra hoa hoặc khi lá còn ướt.
Không phun thuốc cho dâu hoặc gần nơi nuôi tằm.
Thời gian cách ly: Ngừng phun thuốc khi thu hoạch 15 ngày.
* Đặc tính ưu việt của sản phẩm Sattrungdan:
– Satrungdan không gây mẩn ngứa, sử dụng thuận tiện.
– Sattrungdan giá thành hợp lý, phù hợp với túi tiền của bà con nông dân, hiệu lực phòng trừ cao.
– Sattrungdan ít độc hại với người, vật nuôi, thiên địch và môi trường.
– Thuốc có thể phối trộn với các loại thuốc khác để tăng hiệu lực phòng trừ các đối tượng dịch hại ( Pha xong phun ngay): Sattrungdan có thể phối trộn với Fu-Army để phòng trừ sâu cuốn lá, đục thân và bệnh Đạo ôn hại lúa. Sattrungdan có thể phối trộn với thuốc Jinggangmeisu để trừ sâu cuốn lá, đục thân và phòng trừ bệnh khô vằn hại lúa. Sattrungdan có thể phối trộn với Thuốc Nicyper 10EC, Nitrin 10EC để tăng cường hiệu lực phòng trừ diệt sâu đục thân, cuốn lá lúa, rầy, rệp, bọ xít bọ trĩ trên rau màu đậu đỗ….. Nhưng không phối trộn được với các loại thuốc mang tính Kiềm.
*An toàn khi sử dụng.
– Khi sử dụng thuốc phải thực hiện đúng nội qui về an toàn, bảo hộ lao động..
– Sau khi sử dụng thuốc phải rửa chân tay, vệ sinh sạch sẽ.
– Trường hợp uống nhầm phải thuốc : Phải đưa nạn nhân đi cấp cứu và mang theo nhãn thuốc
– Tiêu huỷ bao bì đúng nơi qui định.
– Bảo quản thuốc nơi khô mát, xa ttrẻ em, thực phẩm, vật nuôi, nguồn nước.
VMT (Sưu tấm)