- DỰ BÁO SINH VẬT GÂY HẠI:
1.1. Trên cây Lúa
1.1.1. Các tỉnh Bắc Bộ
- Bệnh đạo ôn lá: Tiếp tục hại tăng trên các giống nhiễm đặc biệt trên những ruộng xanh tốt, bón nhiều đạm trong điều kiện thời tiết thuận lợi.
- Sâu cuốn lá nhỏ lứa: Trưởng thành lứa 1 tiếp tục vũ hóa và đẻ trứng. Sâu non hại diện hẹp trên trà sớm – chính vụ.
- Sâu đục thân 2 chấm: Trưởng thành lứa 1 tiếp tục vũ hóa và đẻ trứng. Sâu non gây dảnh héo trên trà sớm – chính vụ.
- Rầy nâu – rầy lưng trắng, bọ xít đen, ruồi đục nõn, bọ trĩ, tuyến trùng hại tăng.
- Ốc bươu vàng, chuột tiếp tục hại.
1.1.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ
- Bệnh đạo ôn tiếp tục phát sinh gây hại tăng trên lúa trà chính vụ, lúa trà muộn giai đoạn đẻ nhánh rộ đến đứng cái, hại nặng tại các vùng ven biển, ven sông, vùng bán sơn địa thiếu nước, nhiều diện tích sẽ bị cháy lụi nếu không được phòng trừ kịp thời.
- Chuột tiếp tục phát sinh gây hại tăng trên lúa trà sớm, trà chính vụ giai đoạn đẻ nhánh đứng cái tại các tỉnh trong vùng vùng hại nặng vùng gần gò, nghĩa trang.
- Bệnh khô vằn: tiếp tục phát sinh tăng trên lúa trà sớm đứng cái làm đòng
- Các đối tượng: OBV, tuyến trùng… tiếp tục gây hại trên lúa trà muộn.
1.1.3. Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên:
- Rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn cổ-cổ bông … tiếp tục phát triển và gây hại tăng trên các giống nhiễm, ở giai đoạn đòng trỗ đến chín; Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bệnh đạo ôn lá, bệnh khô vằn tiếp tục phát sinh gây hại trên lúa ở giai đoạn cuối đẻ nhánh đến trỗ.
- Chuột tiếp tục gây hại trên các trà lúa.
1.1.4. Các tỉnh Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long
- Rầy nâu: phổ biến tuổi 1-3, gây hại phổ biến ở mức nhẹ-trung bình, một số diện tích nhiễm nặng trên lúa giai đoạn đòng trỗ. Khuyến cáo thăm đồng, vạch gốc lúa quan sát kỹ. Khi phát hiện rầy tuổi 2-3 xuất hiện với mật số cao (>3 con/tép) có thể sử dụng một trong những loại thuốc chống lột xác nằm trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam để phun trừ giúp giảm nhanh mật số. Chú ý không phun phòng rầy nâu, đặc biệt là trên lúa giai đoạn <40 ngày sau sạ để bảo vệ sinh vật có ích, tránh bùng phát thành dịch vào giai đoạn sau.
- Bệnh đen lép hạt, bệnh đạo ôn cổ bông, chuột gây hại ở giai đoạn lúa trỗ đến chín.
- Sâu năn (muỗi hành): theo dõi diễn biến của muỗi hành gây hại trên đồng nhất là các tỉnh đang có diện tích bị muỗi hành gây hại. Khuyến cáo bón phân cân đối, không bón thừa phân đạm và sử dụng chất kích thích sinh trưởng ở giai đoạn mạ đến đẻ nhánh, chăm sóc cho cây lúa khỏe, tăng khả năng phục hồi.
- Các đối tượng khác xuất hiện và gây với tỷ lệ và mật độ không cao.
1.2. Trên cây trồng khác
- Trên cây Ngô: Sâu keo mùa thu… tiếp tục phát sinh và gây hại tăng trên ngô Xuân giai đoạn cây con tại các vùng trồng ngô trong cả nước; Sâu xám, sâu đục thân, sâu cắn lá, bệnh khô vằn, chuột,… phát sinh gây hại nhẹ, hại nặng cục bộ.
- Trên cây Rau, Màu: Sâu tơ; bọ nhảy, bệnh sương mai,... tiếp tục hại trên rau ăn lá ở các tỉnh phía Bắc; sâu xanh, sâu khoang, rệp, chuột,… hại diện hẹp.
- Cây Ăn quả có múi: Sâu đục quả…. phát sinh và gây hại tăng, đặc biệt là trên các vườn chăm sóc kém; bệnh chảy gôm, bệnh vàng lá thối rễ, bệnh greening, bệnh sẹo, bệnh loét… tiếp tục phát sinh và gây hại mạnh tại các vùng chuyên canh, chăm sóc kém.
- Cây Nhãn, Vải: Bệnh chổi rồng nhãn phát sinh gây hại tăng tại các tỉnh phía Nam; sâu đo, sâu cuốn tổ, bệnh sương mai, nhện lông nhung … tiếp tục hại.
- Cây chuối: sâu đục thân, bệnh đốm lá, bệnh héo rũ tiếp tục phát sinh gây hại.
- Cây Chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ, bệnh thối búp,… tiếp tục phát sinh gây hại.
- Cây Mía: Bệnh chồi cỏ tiếp tục phát sinh gây hại, đặc biệt tại những ruộng chưa được tiêu hủy hoặc tiêu hủy chưa triệt để.
- Cây sắn: Bệnh khảm lá tiếp tục phát sinh gây hại và gia tăng diện tích nhiễm bệnh tại các vùng trồng sắn khu vực miền Trung và phía Nam.
- Cây Cà Phê: Bọ xít muỗi tiếp tục gây hại trên Cà phê chè ở Lâm Đồng; bọ cánh cứng tiếp tục gây hại trên cây Cà phê ở giai đoạn kiến thiết cơ bản ở Kon Tum, Đắk Lắk; rệp sáp, rệp vảy, bệnh khô cành, khô quả, mọt đục quả, bệnh thán thư, bệnh gỉ sắt,… tiếp tục gây hại;
- Cây Hồ Tiêu: Tuyến trùng hại rễ, bệnh chết nhanh, bệnh gỉ sắt, bệnh thán thư, bệnh chết chậm, rệp các loại… tiếp tục phát sinh và gây hại tăng tại các vườn kém chăm sóc, hại nặng cục bộ;
- Cây Điều: Bọ xít muỗi, sâu đục thân/cành, bệnh thán thư… phát sinh gây hại tăng trong điều kiện thời tiết thuận lợi hiện nay, hại nặng cục bộ;
- Cây Thanh Long: Bệnh đốm nâu, thán thư, … phát sinh gây hại tăng do điều kiện thời tiết mưa nhiều và ẩm độ cao;
- CÔNG TY CP NICOTEX KHUYẾN CÁO:
2.1. Trên lúa:
- Đối với bệnh đạo ôn bà con nên sử dụng sản phẩm: Bamy 75WP và Fu-army 40EC, 30WP.
- Đối với Sâu cuốn lá nhỏ: sử dụng thuốc trừ sâu Dylan 2EC; Dylan 10WG; Sattrungdan 95WP.
- Đối với Sâu đục thân 2 chấm: sử dụng Sattrungdan 95WP; Nicata 95SP
- Đối với ốc bươu vàng: sử dụng Pazol 700WP
- Đối với bệnh khô vằn: Chevin 5SC, Chevin 40WG; Jinggangmeisu 5SL
- Đối với rầy nâu, rầy lưng trắng: sử dụng Midan 10WP; Amira 25WG, Cheestar 50WG
2.2. Trên cây trồng khác:
- Sâu tơ, sâu xanh, bỏ nhảy, rệp… trên rau màu: Dùng Dylan 2EC; Catex 3.6EC
- Bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, rầy xanh hại chè: sử dụng sản phẩm Cheesater 50WG
- Nhện đỏ hại chè: Detect 50WP; Detect 500SC
- Bệnh Sương mai, phấn trắng, thán thư… sử dụng Afico 70WP; Alonil 800WG; Ni-tin 300EC, Chevin 5SC
Lưu ý: Để biết thêm chi tiết về sản phẩm và hướng dẫn sử dụng kính mời quý bà con click vào tên sản phẩm trong phần khuyến cáo.
Kính chúc bà con vụ mùa thắng lợi.