Rệp sáp (Pseudococcus spp.) thường xuất hiện và gây hại nặng trên các vườn cây ở thời kỳ sinh trưởng hơn là trên các vườn cà phê đã cho trái. Rệp trưởng thành cái có hình bầu dục trên mình có nhiều sợi sáp dài trắng xốp; Trưởng thành đực mình thon dài, có cánh không có sáp, mắt to đen, râu và chân có nhiều lông ngắn. Trứng bầu dục dính với nhau thành ổ tròn, bên ngoài có lông tơ bao phủ. Rệp non mới nở màu hồng, chưa có sáp bên mình, chân khá phát triển. Chúng thường sống tập trung, gây hại ở nhiều bộ phận cây như chồi non, cuống hoa, chùm quả, gốc cây… để hút nhựa.
Trên cành, quả, chúng chích hút chất dinh dưỡng ở cuống quả làm chùm quả này còi cọc, khô dần, héo và rụng làm ảnh hưởng đến năng suất. Ngoài ra khi rệp sáp phát triển mạnh cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nấm muội đen phát sinh, gây hại, làm giảm khả năng quang hợp của cây.
Rệp sáp là loại dịch hại nguy hiểm trên cây cà phê rất khó phòng trừ, làm cho năng suất cà phê giảm tới 40 – 60%. Chúng xuất hiện và lây lan rất nhanh, nếu gặp điều kiện thời tiết thuận lợi như vào mùa khô, hạn hán hay giai đoạn giao mùa nắng mưa xen kẽ, chúng bùng phát thành dịch chỉ vài ba ngày và trở thành mối lo ngại cho người trồng cà phê.
Để việc phòng trừ rệp sáp đạt hiệu quả cần phải tuân thủ nghiêm ngặt biện pháp 4 đúng, chọn đúng thuốc và không tự ý phối trộn thuốc bừa bãi vừa không hiệu quả vừa mất chi phí, phun thuốc đúng kỹ thuật chỉnh bec phun thật mịn, phun kỹ, ướt đều nơi rệp cư trú, phun khi rệp vừa mới xuất hiện với mật độ khoảng 2 – 3 con/chùm, khi pha thuốc cần pha đúng liều lượng hướng dẫn trên bao bì.
Sử dụng luân phiên các thuốc đặc hiệu để phun phòng trừ như sản phẩm Bonus 40EC của Công ty cổ phần Nicotex. Với thành phần Chlorpyrifos – Ethyl 40%, Bonus 20 EC là sản phẩm thuốc trừ sâu thuộc nhóm lân hữu cơ, có tác động tiếp xúc, vị độc, thấm sâu và xông hơi mạnh, có tác dụng đặc trị rệp sáp hại cây cà phê nên hiệu quả phòng trừ khá cao. Bà con cần pha 20 – 24ml thuốc/bình 16 lít. Phun 500 – 600 lít nước thuốc/ha. Khi phun thuốc, bà con cần phun kỹ để thuốc bám, thấm qua lớp sáp diệt rệp, phun thuốc hai lần cách nhau 7 – 10 ngày nhằm diệt tiếp lứa rệp non mới nở. Nếu có điều kiện nên dùng vòi nước áp suất cao (3 atm) phun trực tiếp vào ổ rệp (3 – 5 phút/cây) trước khi phun thuốc trừ sâu. Đối với rệp sáp hại rễ có thể sử dụng thuốc nói trên pha loãng rồi tưới gốc (nếu đất khô nên tưới ẩm đất xung quanh vùng rễ trước 1 ngày).
Bonus 40EC là thuốc có phổ tác động rộng, hiệu quả cao trừ nhiều loại côn trùng miệng nhai và chích hút hại nhiều loại cây trồng như: sâu đục thân, sâu cuốn lá, sâu phao đục bẹ lúa, sâu đục thân mía, sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, rầy, rệp hại rau, đậu; sâu xanh, bọ xít rệp hại bông; sâu đục cành, đục quả, rệp sáp hại cà phê; sâu ăn lá, sâu đục cành, đục quả, rệp, bọ xít hại cây ăn quả. Có thể dùng để phun lên cây hoặc tưới vào đất, diệt cả các loài sâu đã kháng thuốc.
Ngoài việc phải sử dụng thuốc để phòng trừ bà con có thể áp dụng một số biện pháp khác như: Thường xuyên kiểm tra vườn cà phê, đặc biệt vào giai đoạn mùa khô khi điều kiện khí hậu thuận lợi cho sự phát sinh và gây hại của rệp sáp. Vệ sinh vườn sạch sẽ, cắt và tiêu hủy các cành, chùm hoa, chùm quả nhiễm rệp. Nhổ và đem tiêu hủy những cây cà phê bị rệp hại rễ nặng, thu dọn sạch rễ và xử lý bằng thuốc hóa học, vôi bột. Áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý cho cây cà phê sinh trưởng phát triển, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh của cây; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho thiên địch như bọ rùa đỏ (Rodolia sp.); bọ mắt vàng (Chrysopa sp.); bọ rùa nhỏ (Scymnus sp.) đến cư trú và phát triển. Trong quá trình tưới chống hạn cho cây cà phê, dùng vòi bơm nước phun mạnh vào chỗ có nhiều rệp sáp đeo bám nhằm rửa trôi bớt rệp sáp; đồng thời tạo ẩm độ trên cây, giảm mật độ rệp sáp.