Bệnh khô vằn hại lúa là một trong những bệnh thường gặp, ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng và chất lượng của hạt lúa. Bệnh có thể làm giảm tới 30% năng suất của lúa. Để giúp bà con sớm nhận biết bệnh khô vằn và biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả, hãy cùng công ty Nicotex tìm hiểu về loại bệnh này trong bài viết dưới đây.
Đặc điểm phát sinh phát triển
Bệnh khô vằn phát sinh mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao và độ ẩm cao. Nhiệt độ thích hợp cho bệnh phát triển khoảng 24-320C và ẩm độ bão hoà hoặc lượng mưa cao thì bệnh phát sinh phát triển mạnh, tốc độ lây lan nhanh. Bệnh thường phát sinh trước tiên ở các bẹ và lá già sát mặt nước hoặc ở dưới gốc. Tốc độ lây lan lên các lá phía trên phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết mưa nhiều, lượng nước trên đồng ruộng quá cao, đặc biệt ở các ruộng nhiều nước, cấy quá dày, cấy nhiều dảnh.
Sự phát triển của bệnh khô vằn ở thời kỳ đầu đến đẻ nhánh có mức độ bệnh ít. Giai đoạn làm đòng – trỗ đến chín sáp là thời kỳ nhiễm bệnh nặng. Ở miền Bắc nước ta bệnh khô vằn gây hại trong vụ mùa lớn hơn ở vụ đông xuân.
Sự phát sinh phát triển của bệnh có liên quan nhiều tới chế độ nước trên đồng ruộng và chế độ phân bón. Bón phân đạm nhiều, bón đạm lai rai, bón thúc đòng muộn bệnh sẽ phát sinh phát triển mạnh hơn. Bón phân kali có tác dụng giảm mức độ nhiễm bệnh của cây.
Nguồn bệnh chủ yếu là hạch nấm tồn tại ở trên đất ruộng và sợi nấm ở gốc rạ và lá bị bệnh còn sót lại sau thu hoạch. Hạch nấm có thể sống một thời gian dài sau thu hoạch nảy mầm thành sợi nấm và xâm nhiễm gây bệnh cho vụ sau. Quá trình xâm nhiễm lặp lại thường xảy ra qua tiếp xúc giữa hạch nấm và bẹ lá úa. Giống lúa lai nhiễm bệnh nặng hơn so với các giống lúa thuần.
Dấu hiệu nhận biết bệnh khô vằn
Các triệu chứng ban đầu của bệnh khô vằn là các thương tổn ở thân. Các thương tổn này có hình bầu dục, xanh lục ngả xám, dài khoảng 1 – 3 cm và sũng nước. Các thương tổn này phát triển không đồng đều, chuyển sang màu xám ngả trắng với viền màu nâu.
Khi bệnh khô vằn tiến triển, các bộ phận bên trên của lúa bị ảnh hưởng. Ở các bộ phận này, các thương tổn phát triển nhanh chóng tạo thành các vết bệnh liên kết với nhau loang lổ và toàn bộ lá, hoặc thân chuyển sang màu sáng trắng do chết khô. Điều này dẫn đến tình trạng chết lá và chết cây. Ngoài ra, các hạch nấm có thể hình thành trên bề mặt lá lúa, bẹ, thân cây lúa.
Vết bệnh ở bẹ lá lúc đầu là vết đốm hình bầu dục màu lục tối hoặc xám nhạt, sau lan rộng ra thành dạng vết vằn da hổ, dạng đám mây. Khi bệnh nặng, cả bẹ và phần lá phía trên bị chết lụi.
Vết bệnh ở lá tương tự như ở bẹ lá, thường vết bệnh lan rộng ra rất nhanh chiếm hết cả bề rộng phiến lá tạo ra từng mảng vân mây hoặc dạng vết vằn da hổ. Các lá già ở dưới hoặc lá sát mặt nước là nơi bệnh phát sinh trước sau đó lan lên các lá ở trên.
Vết bệnh ở cổ bông thường là vết kéo dài bao quanh cổ bông, hai đầu vết bệnh có màu xám loang ra, phần giữa vết bệnh màu lục sẫm co tóp lại.
Trên vết bệnh ở các vị trí gây hại đều xuất hiện hạch nấm màu nâu, hình tròn dẹt hoặc hình bầu dục nằm rải rác hoặc thành từng đám nhỏ trên vết bệnh. Hạch nấm rất dễ dàng rơi ra khỏi vết bệnh và nổi trên mặt nước ruộng.
Cách phòng trị bệnh khô vằn hại lúa
Trước khi gieo sạ, bà con cần vệ sinh đồng ruộng thật kỹ, thu gom sạch tàn dư cây bệnh từ vụ trước. Cày bừa, xới đất kỹ để chôn vùi hạch nấm, hạn chế sức sống của chúng.
Đảm bảo sử dụng các hạt giống khỏe mạnh từ các nguồn được chứng nhận. Sử dụng các giống lúa kháng bệnh nếu có trong khu vực của bạn. Không dùng hạt giống ở những ruộng bị nhiễm bệnh để gieo sạ ở mùa vụ tiếp theo. Gieo hoặc cấy lúa với mật độ thích hợp (không gieo quá dày), bón cân đối NPK chia nhỏ lượng phân đạm để bón nhiều lần, nếu bà con bón phân chuồng thì cần ủ hoai mục trước khi bón.
Điều chỉnh mực nước trong ruộng thích hợp nhất từ 5 – 7 cm. Đảm bảo chế độ tiêu nước hiệu quả cho cánh đồng từ đầu mùa vụ để tránh nạn dịch.
Bà con thường xuyên thăm đồng, kiểm tra các dấu hiệu bệnh khô vằn trên đồng ruộng để phát hiện sớm bệnh và có biện pháp xử lý. Để tránh bệnh khô vằn phát triển thành dịch, bà con sử dụng thuốc trừ bệnh Chevin 5SC để tiêu diệt triệt để nấm bệnh.
Chevin 5SC với thành phần Hexaconazole có tác động nội hấp, đặc trị bệnh khô vằn, lem lép hạt hại lúa. Vừa kìm hãm sự phát triển, lây lan vừa tiêu diệt nấm bệnh, giúp chặn đứng vết bệnh một cách nhanh chóng.
Thuốc thấm sâu nhanh vào lá cây trồng, do vậy không lo bị rửa trôi bởi nước mưa hay nước tưới. Đặc biệt, Chevin 5SC còn có tác dụng dưỡng cây: Làm xanh lá, cứng cây, tăng cường khả năng quang hợp giúp cho cây khoẻ cho năng suất cao, hạt lúa sáng chắc đẹp.
Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả phòng trừ sâu bệnh hại trong giai đoạn này bà con nên sử dụng máy bay nông nghiệp bằng dịch vụ phun thuốc của Nicotex Fly hoặc trở thành những khách hàng mua thiết bị của Nicotex Fly. Với khả năng phun thuốc nhanh chóng, tiết kiệm nước, tiết kiệm công sức lao động đã giúp bà con có nhiều thời gian nghỉ ngơi và chăm lo công việc gia đình.
Trên đây là một số thông tin được tổng hợp về dấu hiệu bệnh khô vằn hại lúa và cách phòng trừ hiệu quả. Mong rằng qua bài viết, bà con nông dân sẽ có thêm kiến thức để canh tác và sản xuất được mùa vàng bội thu. Bà con có nhu cầu về thiết bị T50 hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ máy bay phun thuốc xin vui lòng liên hệ với Nicotex Fly qua hotline 1900 633 813.