Hiện nay, đang là thời điểm bà con các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tiến hành gieo sạ đợt 2, lúa vụ Đông Xuân 2024-2025. Các hộ nông dân tại các địa phương đang khẩn trương vệ sinh đồng ruộng và xuống giống lúa để đảm bảo vụ mùa thành công.
Lịch gieo sạ vụ Đông Xuân đợt 2 sẽ bắt đầu từ ngày 15 – 25/11/2024 và gieo sạ ở các vùng đất trung bình, vùng có đê bao, chủ động nguồn nước. Đợt 3 sẽ tiến hành từ ngày 13 – 28/12/2024, gieo sạ ở các vùng trũng đê bao chưa khép kín. Đối với các vùng trũng bà con cần tập trung đẩy nhanh tiến độ gieo sạ dứt điểm vụ lúa Đông Xuân 2024-2025 trong tháng 12/2024.
Ngoài ra, để bảo đảm sản xuất thắng lợi lúa Đông Xuân 2024-2025, bà con nông dân cần lưu ý những yếu tố sau:
Chuẩn bị giống: Cần sử dụng giống lúa xác nhận, ngắn ngày, năng suất cao, có khả năng chống chịu tốt với điều kiện mặn phèn, thiếu nước ngọt vào cuối vụ. Cơ cấu giống, nhóm giống chủ lực khả năng thích ứng rộng, diện tích ổn định, khả năng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu tốt: OM18, OM4900, OM6976, Đài thơm 8, Nàng hoa 9,… nhóm giống bổ sung thích hợp một số vùng sản xuất đặc thù, phù hợp tập quán canh tác, có thị trường hẹp: OM576, OM6162, RVT, VD20, nếp IR4625, ST24,… nhóm giống lúa nếp và thơm đặc sản đang có tỷ lệ gia tăng trong cơ cấu giống chung: Jasmine 85, ST24, ST25, RVT, Nàng hoa 9, nếp IR4625,… các giống lúa chịu phèn, mặn: OM6976, OM5451, OM1352,…
Khâu làm đất: Cần làm đất sớm để sạ lúa vụ Đông Xuân, tránh bị thiệt hại về năng suất do hạn hán cuối vụ gây ra. Sau khi thu hoạch lúa vụ hè thu bà con cần tiến hành cày, trục để vùi rơm và gốc rạ vào đất, ngâm nước để phân hủy rơm rạ.
Khi nước rút bà con tiến hành dọn sạch cỏ dại và tàn dư thực vật trên bờ, dưới ruộng. Làm đất kỹ từ 1 đến 2 lần, san phẳng mặt ruộng, đánh rãnh thoát nước rộng từ 20 – 30 cm, sâu 15 – 20 cm, khoảng cách giữa các rãnh từ 6-9m để thuận lợi cho việc thoát phèn, đưa nước vào ruộng và đi lại bón phân, quản lý dịch hại.
Với những vùng phù sa, đất xám cần tăng cường cày sâu bừa kỹ để bộ rễ lúa ăn sâu, giúp cây sinh trưởng và phát triển khỏe, tăng sức chống chịu hạn hán vào cuối vụ. Trước khi làm đất cần kiểm tra độ chua, độ mặn của đất để có biện pháp rửa mặn phèn và điều chỉnh lượng phân bón lót cho phù hợp.Quản lý dịch hại: Bà con cần tăng cường kiểm tra đồng ruộng, theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết và cơ chế phát sinh các loài dịch hại chính giai đoạn đầu vụ như cỏ dại, ốc bươu vàng, …
Đối với phòng trừ cỏ dại, khi lúa cỏ, lúa rày nhiều bà con nên áp dụng diệt mầm trước sạ và sau sạ 1- 2 ngày hoặc áp dụng sạ ngầm để quản lý lúa cỏ cao hơn. Đối với ốc bươu vàng, bà con nên thu gom ốc và ổ trứng, đào rãnh thu gom ốc trong ruộng và xung quanh ruộng; dùng lưới chắn ốc ở những chỗ có đường nước chảy vào ruộng; thả vịt vào ruộng ăn ốc; có thể dùng thuốc rải vào những chỗ có nhiều ốc. Ở thời điểm đầu vụ khi phát hiện dịch hại trên bà con nên có biện pháp xử lý kịp thời và sử dụng hiệu quả thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ liều lượng và đúng cách.
Với kinh nghiệm gần 35 năm đồng hành cùng bà con nông dân trên mọi miền Tổ quốc, công ty Nicotex xin giới thiệu các dòng sản phẩm hiệu quả như: Pazol 700WP và Kill Snail 10GR – Đặc trị ốc bươu vàng; Butanix 60EC và Chani 300EC – Đặc trị cỏ tiền nảy mầm, Chevin 5SC – Đặc trị khô vằn lem lép hạt; Midan – Đặc trị rầy lưng cánh trắng; Abenix 10SC – Đặc trị vàng lá…
Quý bà con có bất kỳ thắc mắc về sản phẩm diệt trừ đối tượng hại lúa hoặc cần được tư vấn về kỹ thuật và các biện pháp chăm sóc cây lúa vụ Đông Xuân 2024 – 2025, xin vui lòng liên hệ đường dây nóng 1900 633 813 để được đội ngũ nhân viên công ty Nicotex tư vấn nhanh và hiệu quả nhất.
Hiệu quả của nhà nông – Niềm mong muốn của Nicotex
———————————
Công ty cổ phần Nicotex
Địa chỉ: Số 114 Vũ Xuân Thiều, Long Biên, Hà Nội
Website: https://nicotex.vn
Youtube: https://www.youtube.com/congtynicotex
Hotline: 1900.633.813