Công ty Cổ phần Nicotex Cần Thơ là đơn vị đầu tiên trong hệ thống Nicotex thí điểm mô hình “ Câu lạc bộ nhà nông Nicotex” thực hiện theo mục tiêu “ Hiệu quả của nhà nông – Niềm mong muốn của Nicotex”. Mô hình được triển khai từ năm 2011, trải qua gần 3 năm thực hiện, mô hình của Công ty Cần Thơ đã đạt được những kết quả gì? Chúng tôi đã thực hiện trao đổi với đồng chí Tạ Vĩnh Sơn (TVS) giám đốc dự án mô hình của Công ty Cần Thơ để có được câu trả lời.
PV: Có ý kiến cho rằng việc công ty Cần Thơ triển khai thí điếm mô hình CLB nhà nông Nicotex năm 2011 giống như một làn gió mới thổi vào hoạt động sản xuất kinh doanh của hệ thống Nicotex. Đồng chí có suy nghĩ gì về ý kiến này ?
TVS: Thực sự đây không phải là việc làm mới đối với Nicotex, vì việc này đã được Nicotex triển khai từ rất lâu nhưng chưa công ty nào thực hiện được (chỉ mới là duy nhất Công ty Cần Thơ đứng ra tiên phong làm việc này) do đó cũng có thể nói làn gió mới thổi vào hoạt động sản xuất kinh doanh hệ thống Nicotex ở chỗ làm thay đổi quan điểm XTBH bán hàng trước đây nhưng không bỏ, thay đổi nhận thức chính CBCNV trong toàn hệ thống Nicotex: Muốn phát triển lâu dài và bền vững trên thị trường chính là phải có “lớp khách hàng trung thành sử dụng sản phẩm” khách hàng trung thành ở đây chính bà con nông dân chứ không phải là đại lý bán hàng, kinh doanh phải gắn sản phẩm và gắn kết cơ cấu cây trồng – mùa vụ – sâu bệnh dịch hại…
PV:Vậy là mô hình CLB nhà nông Nicotex đã bước vào năm thứ 3 kể từ năm đầu thí điểm thành công, các đồng chí đã đạt được những thành công gì trong quá trình thực hiện mô hình?
TVS: Những thành công mà công ty Cần Thơ đã đạt được có thể nói ngắn gọn như sau: Về tư tưởng chính trị: Làm thay đổi nhận thức về chiến lược kinh doanh toàn bộ CBNV trong công ty. Tất cả CBNV đêỳ yên tâm với chủ trương cách làm của công ty, có định hướng rõ mục tiêu phấn đấu; Làm thay đổi quan điểm kinh doanh, thay đổi quan điểm XTBH từ trước đến này, thay đổi quan điểm của đại lý, thay đổi nhận thức người nông dân; Đúng chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước (Thực hiện cánh đồng mẫu lớn, liên kết 4 nhà).
Về công việc và hiệu quả: Ổn định nhân sự xác định được đúng nhiệm vụ, mối quan hệ giữa các đơn vị. Doanh thu các vùng trọng điểm triển khai mô hình đều tăng trưởng qua các năm (đặc biệt một số mặt hàng chủ đạo như: Dylan 10EC, Cozoni, Xanthomix, Abenix, Pazol,…).
PV: Để mô hình hoạt động có hiệu quả, lực lượng cán bộ TTV là một thành phần hết sức quan trọng. Công ty Cần Thơ đã có những chiến lược gì để có thể có được các TTV chuyên nghiệp phục vụ cho mô hình?
TVS: Đúng! Lực lượng TTV là một thành phần hết sức quan trọng trong việc triển khai mô hình, nó quyết sự thành công hay thất bại của cả công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để có được một lực lượng TTV đủ năng lực và đầy chủ chuyên môn nghiệp vụ ngay từ khi mới bắt đầu triển khai, Ban giám đốc công ty Cần Thơ xác định TTV là một đội ngũ hết sức quan trọng “vì đây chính là thành phần mang uy tín sản phẩm – chất lượng sản phẩm” đến với người nông dân nên chúng tôi phải có 1 chương trình làm việc rõ và cụ thể cho từng công đoạn. Từ việc xây dựng quy trình thực hiện, xây quy trình phối hợp giữa các phòng ban trong công ty, xây dựng quy chế khen thưởng, hưởng lương, cách thức thực hiện đến quan điểm phải thực hiện tập trung tại các vùng trọng điểm, đại lý thực hiện. Công tác tuyển dụng (ngay từ đầu công ty đã xác định chỉ cần tốt nghiệp Trung cấp Nông nghiệp) – đào tạo tập trung trước khi thực hiện công việc, đào tạo thường xuyên định kỳ mỗi vụ 01 lần tập trung tại công ty. Phòng Kế hoạch thị trường thường xuyên họp giao ban từng tổ TTV để đánh giá công việc, cách làm, hướng đi, nội dung thực hiện,….Kiên định mục tiêu đã lựa chọn vì đây là một chương trình mang tính chất dài hạn, cần thực hiện trong thời gian dài mới “thu phục” được nông dân theo bộ sản phẩm của công ty.
PV: Tổng diện tích cây trồng mà công ty đồng chí đang thực hiện mô hình là bao nhiêu thưa đồng chí? Và các loại cây trồng nào là chủ đạo của mô hình.
TVS: Tổng diện tích mô hình tính đến thời điểm hiện tại Công ty Cần Thơ đang tiến hành triển khai là 219 điểm trong đó có 124 điểm xây dựng câu lạc bộ số còn lại các điểm quảng bá (trình diễn).
Căn cứ theo địa bàn quản lý chủ yếu là cây lúa – cây ăn trái – rau màu, hiện tại chiến lược chính của công ty Cần Thơ thực hiện trên cây lúa.
PV: Có ý kiến cho rằng hiện nay 1 TTV của công ty đồng chí đang quản lý quá nhiều điểm mô hình, vì vậy các TTV chỉ quản lý được công tác trình diễn còn việc thu hút nông dân thì chưa có đủ thời gian. Ý kiến của đồng chí về việc này như thế nào?
TVS: Thực ra vấn đề này chưa phải hoàn toàn đúng! Vì công ty Cần Thơ xây dựng chiến lược đối với 1 nhân viên TTV phải quản lý ít nhất 5 – 6 đại lý (trong đó có 3 đại lý trọng tâm và đại lý vùng biên) phạm vi hoạt động đối 1 nhân viên TTV tối đa 40km. Mỗi 1 đại lý phải quản lý ít nhất 10 – 15 nông dân (thuộc mối ruột của đại lý) trong mỗi 10 – 15 nông dân đó sẽ xây dựng lên 1 – 2 nông dân của câu lạc bộ (nông dân câu lạc bộ phải quản lý được 10 -15 nông dân đó thông qua cán bộ công ty (người cán bộ công ty như một chủ nhiệm hay chủ tịch câu lạc bộ). Cơ bản một TTV phải quản lý ít nhất 60 – 100 nông dân, trung bình mỗi nông dân từ 10 công ruộng tương đương 1.000 công ruộng.
Vấn đề này đòi hỏi 1 TTV phải có kế hoạch thực hiện công việc rõ theo từng tuần, tháng và theo lịch thời vụ thì sẽ đảm nhận được công việc. Ngoài ra việc phát triển nông dân (làm cho nông dân theo không thể thực hiện ngay trước mắt được) phải làm từ từ ,có hệ thống, cần nông dân trước nói nông dân sau mới thành công được.
Thực sự trong thời gian vừa qua công ty đang kiện toàn bộ máy tổ chức để thành lập các chi nhánh, do đó TTV bị thường xuyên biến động (nguồn nhân lực cho công ty) do đó ảnh hưởng đến phần lớn công việc và cũng có nhiều ý kiến như đồng chí vừa nêu.
Trong thời gian tới đây công ty đang chuyên nghiệp hoá dần bộ máy TTV gắn kết chắt chẽ giữa công việc – doanh thu – sản phẩm – đại lý – nông dân với từng TTV sẽ đạt những thành công cao hơn.
PV: Trong thời gian triển khai mô hình, công ty Cần Thơ đã gặp thuận lợi và khó khăn gì, thưa đồng chí?
TVS: Thuận lợi là chúng tôi đã thực hiện gần 3 năm mô hình, CBNV trong toàn công ty Nicotex Cần Thơ rất yên tâm hướng đi và cách làm của Công ty. Đối với đội ngũ TTV đã nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, nắm bắt cách làm và yên tâm thực hiện công việc. Bên cạnh đó, việc công ty Nicotex đã triển khai chương trình này trong toàn bộ hệ thống Nicotex nếu chúng ta thực hiện thành công gây làn sóng lớn về truyền thông trên cả nước cũng đã khiến tâm lý nhân viên công ty Cần Thơ phấn khởi hơn khi được lấy làm điểm mẫu. Hơn nữa, mô hình phù hợp chủ chương chính sách của nhà nước trong việc thực hiện cánh đồng mẫu lớn, nên nhận được sự ủng hộ lớn từ chính quyền các địa phương.
Bên cạnh đó chúng tôi cũng có những khó khăn như: Đây là một chương trình lớn kéo dài do đó thực hiện cần có kinh phí và con người không thể thấy ngay hiệu quả trước mắt. Công ty Nicotex đã có triến lược triển khai từ năm 2010 – 2011 tuy nhiên chưa có 1 công ty nào thực hiện được (vẫn ở tình trạng nhỏ lẻ). Chưa có quy trình tổng thể từ công ty Nicotex từ tiến trình thực hiện đến hàng mẫu, ….. Công tác phối kết hợp và kiểm tra giám sát từ phòng kế hoạch thị trường đến các bộ phận kinh doanh và TTV gặp nhiều khó khăn. Chúng ta thực hiện chương trình trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp mang nhiều rủi ro, hiệu quả đến muộn có rất nhiều công ty đều thực hiện.
Xin cảm ơn những chia sẻ của đồng chí! Chúc mô hình của Công ty Cần Thơ ngày càng đạt được những kết quả cao hơn và là tấm gương để các công ty trong hệ thống noi theo./.