Ở kỳ 1 chúng ta đã đề cập đến cỏ lồng vực tím hại lúa. Mặc dù dịch hại này không mới, nhưng đây lại là một trong những vấn đề mà được nhiều bà con quan tâm bởi nếu phòng trừ không triệt để. Trong trường hợp mật độ cỏ lồng vực quá dày, cỏ sẽ cạnh tranh với lúa về nước, dinh dưỡng, ánh sáng, đất đai, làm cho cây lúa chậm phát triển, còi cọc và dẫn tới ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng lúa sau này. Vậy có những biện pháp quản lý cỏ lồng vực tím hại lúa nào? Cùng Nicotex tìm hiểu và trả lời câu hỏi này ở dưới đây nhé!
Có những biện pháp quản lý cỏ lồng vực tím hại lúa nào?
1/ Cỏ lồng vực tím gây hại khi nào?
– Sau khi tiến hành gieo cấy lúa khoảng 4 ngày (đối với vụ hè) và 6 ngày (đối với vụ đông) cỏ lồng vực bắt đầu mọc. Hạt cỏ nảy mầm tốt nhất trong điều kiện ngập nước từ 0 – 2cm, nếu mực nước sâu trên 5cm sẽ hạn chế cỏ không mọc được.
Cỏ lồng vực tím có thân dẹt, gốc thường có màu đỏ tím
– Thân có lồng vực khoẻ, xốp và có thể cao từ 70cm – trên 1m và ra hoa từ 45 – 50 ngày sau khi mọc, quả dạng thóc rộng 2mm. Cỏ lồng vực sinh sản bằng hạt, hạt cỏ có thể ở trạng thái ngủ nghỉ từ 3 – 4 tháng. Hạt cỏ chín và rụng trở lại ruộng trước khi thu hoạch lúa, do đó nguồn duy trì của cỏ lồng vực thường tích lũy nhiều hơn sau mỗi vụ trồng lúa.
2/ Tại sao phải quản lý cỏ lồng vực?
Cỏ lồng vực phát triển làm cho năng suất bị giảm có thể dao động từ 40 – 80%. Tổn thất nghiêm trọng hơn ở lúa gieo thẳng hơn so với lúa cấy, đồng thời cỏ lồng vực lẫn tạp trong thóc, làm giảm phẩm chất của lúa gạo.
3/ Biện pháp quản lý cỏ lồng vực hại lúa như thế nào?
Để phòng trừ hiệu quả cỏ lồng vực (đặc biệt là cỏ lồng vực tím), bà con cần hiểu các đặc điểm sinh học và sinh thái học trên để có các biện pháp thích hợp. Qua quá trình nghiên cứu và ứng dụng trên đồng ruộng, chúng tôi xin gửi tới bà con các biện pháp phòng trừ hiệu quả loại cỏ này như sau:
- Biện pháp canh tác:
– Lựa chọn giống sạch hạt cỏ, vệ sinh đồng ruộng trước khi gieo sạ và đặc biệt là cần phải cày sâu, bừa kĩ để vùi lấp hạt cỏ.
Lựa chọn giống sạch hạt cỏ để hạn chế cỏ lồng vực
– Dùng lưới chắn hạt cỏ khi cho nước vào ruộng và sử dụng phân hữu cơ đã ủ hoai mục.
– Nhổ cỏ bằng tay, làm đất và sử dụng nước thích hợp. Đặc biệt là cần phải vệ sinh cỏ ở bờ đường, bờ thửa và cắt bông cỏ trên ruộng lúa trước khi chín để đưa đi tiêu hủy, nhằm ngăn chặn sự duy trì nguồn hạt trong đất.
- Biện pháp hóa học
– Ngoài các biện pháp canh tác trên, bà con có thể sử dụng thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm Quinix 32WP + Honixon 30WP hoặc Nasip 50WP + Honixon 30WP để trừ cỏ lồng vực tím. Bà con lưu ý, chỉ trừ cỏ khi cỏ đã mọc được 2 – 4 lá (từ 8 – 15 ngày sau cấy, sạ), khi phun cần rút cạn nước, để mặt ruộng đủ ẩm hoặc xăm xắp.
– Sau khi phun thuốc từ 1 – 3 ngày, bà con bắt đầu cho nước vào ruộng và quản lý ruộng bình thường.
Bộ ba thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm đặc trị cỏ lồng vực
– Lưu ý: Khi sử dụng thuốc phòng trừ cỏ lồng vực tím trên ruộng, bà con cần thăm đồng thực tế để có biện pháp phòng trừ hiệu quả. Đặc biệt, trong vụ mùa cỏ thường phát triển rất nhanh, nên cần phòng trừ sớm để kiểm soát được cỏ lồng vực.
Trên đây là những thông tin về các biện pháp quản lý cỏ lồng vực tím hại lúa. Hy vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp bà con hiểu hơn về cỏ lồng vực tím và có các biện pháp quản lý cỏ lồng vực tím hại lúa một cách hiệu quả nhất, bảo vệ năng suất lúa và bảo vệ được thành quả lao động của mình.
Chúc bà con mùa màng bội thu!
- Xem lại Kỳ 1 tại đây: ==> KỲ 1: CỎ LỒNG VỰC TÍM HẠI LÚA – CÓ PHẢI DỊCH HẠI MỚI? <==