- Trên cây Lúa
- Các tỉnh Bắc Bộ
- Bệnh đạo ôn lá: Do điều kiện thời tiết thời gian tới thuận lợi, bệnh tiếp tục phát sinh và lây lan nhanh trên các giống nhiễm ở trà lúa Đông Xuân sớm, chính vụ. Lưu ý: các tỉnh Điện Biên, Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Bắc Ninh,… cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của bệnh đạo ôn lá trên giống nhiễm, phòng trừ kịp thời nơi có tỷ lệ bệnh cao để không lây lan ra diện rộng.
- Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non hại diện hẹp trên trà sớm – chính vụ, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình;
- Sâu đục thân 2 chấm: Sâu non tiếp tục gây dảnh héo diện hẹp trên trà sớm – chính vụ.
- Rầy nâu, rầy lưng trắng: Rầy lứa 1 tiếp tục gây hại nhẹ, diện hẹp chủ yếu trên giống nhiễm trà lúa sớm – chính vụ.
- Ngoài ra, các đối tượng sinh vật gây hại khác như: Chuột, bọ xít đen, ruồi đục nõn, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá hại tăng, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình; ốc bươu vàng hại cục bộ.
- Các tỉnh Bắc Trung Bộ
- Bệnh đạo ôn: Thời gian tới điều kiện thời tiết tiếp tục thuận lợi cho bệnh đạo ôn lá phát triển mạnh, mức độ hại tăng trên lúa Đông Xuân chính vụ- muộn giai đoạn đẻ nhánh rộ – đứng cái, trên các giống nhiễm, ruộng bón thừa đạm; sẽ có thêm nhiều ổ bị lụi nếu không phát hiện và phòng trừ kịp thời. Trên lúa Đông Xuân sớm tại các tỉnh phía Nam khu vực (Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình) bệnh đạo ôn lá có khả năng phát triển chậm lại và chuyển sang hại cổ lá đòng, hại nặng trên các giống nhiễm.
Ngoài ra, các đối tượng sinh vật hại khác như: chuột, bệnh khô vằn, bệnh đốm nâu, bệnh bạc lá đốm sọc vi khuẩn, rầy nâu, rầy lưng trắng,… phát sinh và gây hại tăng trên lúa Đông Xuân sớm – chính vụ; sâu cuốn lá nhỏ, ruồi đục nõn,… hại nhẹ.
- Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên:
- Rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn cổ bông … tiếp tục gia tăng gây hại trên các giống nhiễm, lúa ở giai đoạn đòng trỗ đến chín tập trung ở các tỉnh đồng bằng (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận,…), mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình, hại nặng cục bộ giống nhiễm; Sâu cuốn lá nhỏ tiếp tục phát sinh và gây hại vào đầu tháng 4 trên lúa Đông Xuân muộn giai đoạn làm đòng; bệnh khô vằn hại tăng trên lúa Đông Xuân giai đoạn trỗ – chín.
Ngoài ra, các đối tượng sinh vật gây hại khác như: Sâu đục thân 2 chấm, bệnh đen lép hạt, bệnh đốm nâu….gây hại phổ biến từ nhẹ – trung bình trên lúa Đông Xuân chính vụ; Chuột tiếp tục gây hại trên các trà lúa, hại nặng cục bộ trên lúa Đông Xuân muộn.
- Các tỉnh Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long
Kỳ tới lúa Đông Xuân chính vụ tiếp tục thu hoạch rộ nên tình hình sâu bệnh giảm.
- Rầy nâu: trên đồng ruộng phổ biến tuổi 3-5 và rầy trưởng thành, gây hại chủ yếu ở mức nhẹ – trung bình, hại nặng cục bộ trên lúa giai đoạn đòng trỗ – trỗ chín.
- Bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh lem lép hạt: Dự báo trong thời gian tới bệnh sẽ tiếp tục phát triển trên trà lúa Đông Xuân 2020-2021 giai đoạn trỗ – chín, nhất là những ruộng gieo trồng giống nhiễm, sạ dầy, bón nhiều phân đạm tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Ngoài ra, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân 2 chấm, ốc bươu vàng,… gây hại tăng trên lúa Hè Thu sớm giai đoạn Mạ – Đẻ nhánh; chuột hại cục bộ trên lúa giai đoạn trỗ – chín;
- Trên cây trồng khác
- Trên cây Ngô: Sâu keo mùa thu… tiếp tục phát sinh và gây hại tăng trên ngô Xuân giai đoạn cây con tại các vùng trồng ngô trong cả nước; Sâu xám, sâu đục thân, sâu cắn lá, bệnh khô vằn, chuột,… phát sinh gây hại nhẹ, hại nặng cục bộ.
- Trên cây Rau, Màu: Sâu tơ; bọ nhảy, bệnh sương mai,… tiếp tục hại trên rau ăn lá ở các tỉnh phía Bắc; sâu xanh, sâu khoang, rệp, chuột,… hại diện hẹp.
- Cây Ăn quả có múi: Sâu đục quả…. phát sinh và gây hại tăng, đặc biệt là trên các vườn chăm sóc kém; bệnh chảy gôm, bệnh vàng lá thối rễ, bệnh greening, bệnh sẹo, bệnh loét… tiếp tục phát sinh và gây hại mạnh tại các vùng chuyên canh, chăm sóc kém.
- Cây Nhãn, Vải: Bệnh chổi rồng nhãn phát sinh gây hại tăng tại các tỉnh phía Nam; sâu đo, sâu cuốn tổ, bệnh sương mai, nhện lông nhung … tiếp tục hại.
- Cây chuối: sâu đục thân, bệnh đốm lá, bệnh héo rũ tiếp tục phát sinh gây hại.
- Cây Chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ, bệnh thối búp,… tiếp tục phát sinh gây hại.
- Cây Mía: Bệnh chồi cỏ tiếp tục phát sinh gây hại, đặc biệt tại những ruộng chưa được tiêu hủy hoặc tiêu hủy chưa triệt để.
- Cây sắn: Bệnh khảm lá tiếp tục phát sinh gây hại và gia tăng diện tích nhiễm bệnh tại các vùng trồng sắn khu vực miền Trung và phía Nam.
- Cây Cà Phê: Bọ xít muỗi tiếp tục gây hại trên Cà phê chè ở Lâm Đồng; bọ cánh cứng tiếp tục gây hại trên cây Cà phê ở giai đoạn kiến thiết cơ bản ở Kon Tum, Đắk Lắk; rệp sáp, rệp vảy, bệnh khô cành, khô quả, mọt đục quả, bệnh thán thư, bệnh gỉ sắt,… tiếp tục gây hại;
- Cây Hồ Tiêu: Tuyến trùng hại rễ, bệnh chết nhanh, bệnh gỉ sắt, bệnh thán thư, bệnh chết chậm, rệp các loại… tiếp tục phát sinh và gây hại tăng tại các vườn kém chăm sóc, hại nặng cục bộ;
- Cây Điều: Bọ xít muỗi, sâu đục thân/cành, bệnh thán thư… phát sinh gây hại tăng trong điều kiện thời tiết thuận lợi hiện nay, hại nặng cục bộ;
- Cây Thanh Long: Bệnh đốm nâu, thán thư, … phát sinh gây hại tăng do điều kiện thời tiết mưa nhiều và ẩm độ cao;
- Cây Dừa: Bọ cánh cứng hại tiếp tục phát sinh gây hại cục bộ tại các vùng trồng dừa; sâu đầu đen tiếp tục phát sinh gây hại tăng tại các khu vực trồng dừa tỉnh Bến Tre.
- Đề xuất biện pháp phòng trừ sinh vật gây hại chủ yếu trong kỳ tới:
- Theo dõi diến biến các đối tượng sinh vật gây hại:
- Tăng cường công tác điều tra giám sát chặt chẽ diễn biến của các đối tượng bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân 2 chấm.
- Chủ động phòng chống bệnh vàng lùn sọc đen
- Công ty Nicotex khuyến cáo các sản phẩm để phòng trừ sinh vật gây hại:
- Bệnh đạo ôn: sử dụng sản phẩm Bamy 75WP; Fu-army 30WP; Fu-army 40EC
- Sâu cuốn lá: sử dụng sản phẩm Dylan 2EC; Dylan 10WG; Sát Trùng Đan 95WP; Midanix 60WP
- Sâu đục thân hai chấm: sử dụng sản phẩm Sát Trùng Đan 95WP; Nicata 95SP
- Rầy nâu: sử dụng sản phẩm Midan 10WP; Amira 25WG; Cheestar 50WG
- Vàng lá vi khuẩn, lem lép hạt/lúa: Abenix 10SC
- Sâu ăn lá trên rau màu: Dylan 2EC;
- Bệnh thán thư, vàng lá, thối gốc: Afico 70WP, Alonil 800WG
- Nhện đỏ/cây ăn quả có múi: Detect 50WP; Detect 500SC, Dylan 2EC, Catex 3.6EC; Daisy 57EC
- Bệnh chổi rồng/nhãn vải: Dylan 2EC
- Bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ/chè: Detect 500SC, Cheestar 50WG