Trong các bệnh nấm hại lúa hiện nay ở nước ta bệnh khô vằn và lem lép hạt được xếp vào bệnh nghiêm trọng.
Bệnh khô vằn:
Bệnh khô vằn gây hại chủ yếu ở một số bộ phận của cây như bẹ lá, phiến lá và cổ bông. Các bẹ lá sát mặt nước hoặc bẹ lá già ở dưới gốc thường là nơi phát sinh bệnh đầu tiên.
Trên vết bệnh ở các vị trí gây hại đều xuất hiện hạch nấm màu nâu, hình tròn dẹt hoặc hình bầu dục nằm rải rác hoặc thành từng đám nhỏ trên vết bệnh. Hạch nấm rất dễ dàng rơi ra khỏi vết bệnh và nổi trên mặt nước ruộng. (đây chính là nguồn bệnh lây lan cho vụ sau)
Bệnh khô vằn phát sinh mạnh trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao. Nhiệt độ khoảng 24-32 độ và ẩm độ bão hoà hoặc lượng mưa cao thì bệnh phát sinh phát triển mạnh, tốc độ lây lan nhanh. Bệnh thường phát sinh trước tiên ở các bẹ và lá già sát mặc nước hoặc ở dưới gốc. Tốc độ lây lan lên các lá phía trên phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết mưa nhiều, lượng nước trên đồng ruộng quá cao, đặc biệt ở các ruộng nhiều nước, cấy quá dày.
Bệnh Lem lép hạt:
Lem lép hạt lúa là tên gọi để chỉ chung hiện tượng hạt lúa có vỏ trấu sậm màu biến đổi từ màu nâu đến đen, từ đen lốm đốm đến đen toàn bộ vỏ trấu bao gồm cả trên hạt lúa có gạo và hạt lúa
Bệnh lem lép hạt có nhiều nguyên nhân gây ra như nấm bệnh, nhện, vi khuẩn, côn trùng chích hút….
Theo thống kê hiện nay có đến 12 loại nấm khác nhau gây nên loại bệnh này trên hạt lúa và đây chính là nguyên nhân gây lem lép hạt quan trọng nhất. Nấm tồn dư trong đất, nấm cũng có thể bám trên vỏ trấu hạt lúa sau khi thu hoạch, lưu tồn và tiếp tục gây hại làm hạt bị lem; đây cũng là nhân tố lưu truyền bệnh trên giống. Trên các chân đất ruộng nhiễm phèn, nhiễm mặn thì các bệnh gạch nâu, đốm nâu sẽ phát triển mạnh và cũng làm cho hạt lúa bị lem lép về sau. Cỏ dại trong ruộng lúa cũng là ký chủ cho nấm bệnh phát triển và phát tán cho ruộng lúa. Lem lép hạt làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng hạt lúa, đồng thời tác hại vào vụ sau.
Thời kỳ cây lúa dễ mẫn cảm với bệnh là từ trỗ bông đến chín sữa và rơi vào những tháng có nhiệt độ thấp, ẩm độ không khí cao, lượng mưa lớn và số ngày mưa nhiều.
Phòng trừ bệnh khô vằn và lem lép hạt với Chevin 5SC.
Chevin 5SC với thành phần Hexaconazole có tác động nội hấp, đặc trị bệnh khô vằn, lem lép hạt hại lúa.
Chevin 5SC là thuốc sau khi nội hấp vào lá cây trồng sẽ dịch chuyển mạnh theo hướng ngọn làm ức chế các phản ứng sinh tổng hợp trong tế bào của vi sinh vật gây bệnh, làm cho sợi nấm không xâm nhập hoặc là không phát triển được trong tế bào cây ký chủ.
Thuốc thấm sâu nhanh vào lá cây trồng ngay sau khi phun từ 1 – 2 giờ, do vậy không bị rửa trôi bởi nước mưa hay nước tưới. Bên cạnh đó Chevin 5SC còn có tác dụng dưỡng cây: Làm xanh lá, cứng cây, tăng cường khả năng quang hợp giúp cho cây khoẻ cho năng suất cao, nông sản sáng đẹp.
Bà con nông dân khi sử dụng sản phẩm cần chú ý về nguyên tắc 4 đúng để đạt được hiệu quả như mong muốn. Nên phun thuốc khi bệnh chớm xuất hiện. Nếu bệnh nặng phun lần 2 sau lần 1 từ 7 – 14 ngày.
Hoạt chất Hexaconazol trong Chevin 5SC có phổ tác động rất rộng, do vậy thuốc còn có hiệu lực cao trong phòng trừ các bệnh đốm lá hại cà phê; bệnh phấn trắng hại rau, bầu bí, bệnh thán thư, gỉ sắt cà phê, bệnh phấn trắng hại nho, bệnh sẹo táo, bệnh phấn trắng gỉ sắt cho cây hoa cảnh…