Cách phòng trừ sâu xanh da láng
Xin hỏi: Trồng hành thường cho thu nhập cao nhưng cũng bị rất nhiều loại sâu hại khó trị, đặc biệt là con sâu xanh da láng. Chúng tôi phun nhiều loại thuốc nhưng sâu chỉ chết rất ít. Xin được hỏi rõ thêm về chúng và cách phòng trị làm sao đạt hiệu quả cao nhất?
(Bà con nông dân tại vùng trồng hành – Hải Dương)
Trả lời:
Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua) thuộc họ ngài đêm, bộ cánh vẩy. Đây là đối tượng nguy hiểm gây thiệt hại lớn cho người nông dân ở tất cả các vùng trồng hành trên cả nước, đặc biệt vào những thời điểm thời tiết khô hạn. Đây là loài sâu đa thực vì thế ngoài cây hành ra nó còn gây hại trên nhiều cây trồng khác như đậu đỗ, bầu bí, bông vải, nho, ngô, cải bắp… Loài sâu này kháng thuốc rất nhanh nên rất khó phòng trừ.
Sâu đẻ trứng thành từng ô trên cọng lá, sau khi nở ra đục lỗ nhỏ chui vào cọng hành và ăn phần xanh chỉ để lại màng trắng trên lá. Sâu có tập tính bà con cần lưu ý là khi trời nắng hoặc buổi trưa nó thường chui xuống dưới đất, trời mát lại lên cắn phá.
Biện pháp phòng trừ:
1- Kiểm tra ruộng thường xuyên để phát hiện và thu gom các ổ trứng mang đi tiêu huỷ.
2- Sử dụng thuốc phòng, trừ sâu:
Đối với loại sâu này dùng các loại thuốc hoá học hiệu lực phòng trừ sâu không cao, làm sâu nhanh kháng thuốc dễ bùng phát thành dịch. Do đó để giảm bớt áp lực kháng thuốc của sâu, nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học như Dylan 2.0EC, Catex 3.6EC (sản phẩm của Công ty CP Nicotex) để phun. Vì các sản phẩm này có thời gian cách li ngắn (4 ngày), phân huỷ nhanh phù hợp với các vùng trồng rau. Đặc biệt thuốc có khả năng tiếp xúc, vị độc và thấm sâu cực mạnh nên hiệu quả rất cao đối với sâu xanh da láng.
Về phương pháp sử dụng: Liều lượng: Dylan 2.0EC pha 7 ml/bình 8 – 12 lít, Catex 3.6EC pha 8 – 10ml/bình 12 lít phun ướt đều cây. Thời điểm phun: bà con nên tập trung phun vào sáng sớm hoặc chiều mát thì mới có hiệu quả cao đối với sâu hại do sâu chui lên phá hại cây trồng nên dễ tiếp xúc với thuốc hơn.
Hình thức phun này đã được Công ty Nicotex kiểm nghiệm tại vùng trồng hành mùa Hải Dương (tháng 4/2007) trên đối tượng sâu xanh da láng đối với 2 sản phẩm này. Kết quả cho thấy hiệu lực phòng trừ rất cao.
Ngoài các biện pháp trên bà con nên kết hợp thêm biện pháp luân canh với cây trồng nước tưới để hạn chế sự phát sinh gây hại của sâu.
Kỹ sư: Lê Thanh Quang