Lem lép hạt lúa là loại bệnh rất thường gặp trên hạt sau khi lúa trổ bông. Bệnh có xu hướng phát triển ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở những vùng thâm canh và gieo cấy nhiều vụ lúa trong năm. Bệnh lem lép hạt lúa không chỉ gây thiệt hại về năng suất mà còn gây giảm chất lượng của đồng lúa nếu không được phát hiện và phòng trị sớm.
Nguyên nhân nào gây lem lép hạt hại lúa
Vậy bệnh lem lép hạt: Nguyên nhân từ đâu? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Nicotex tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và cách phòng trị bệnh lem lép hạt lúa hiệu quả nhé!
Bệnh lem lép hạt lúa do đâu?
Khái niệm bệnh lem lép hạt hại lúa
Bệnh lem lép hạt lúa là hiện tượng hạt lúa bị lửng hoặc lép. Lúa bị lem lép hạt trên vỏ trấu sẽ xuất hiện những đốm nhỏ màu sẫm và bị đổi màu từ nâu đến đen tùy theo tác nhân gây bệnh.
Khi bệnh nặng sẽ tạo thành những mảng nâu đen bao trùm cả vỏ trấu, dẫn tới chất lượng hạt gạo kém do bị biến màu hoặc bị lép. Bệnh không những làm giảm năng suất, sản lượng lúa mà còn làm giảm phẩm chất của hạt gạo. Dựa vào màu sắc của bệnh, lem lép hạt lúa được chia làm 3 giai đoạn:
+ Lép trắng: hiện tượng hạt lép có màu trắng khi mới trổ ra.
+ Lép xanh: là loại lép khi lúa đã trổ nhưng vẫn có hạt lép màu xanh.
+ Lép đen: hạt lép có màu đen, nâu đen
Nguyên nhân gây lem lép hạt lúa
Bệnh lem lép hạt: Nguyên nhân từ đâu? Để trả lời được câu hỏi này, nguyên nhân đầu tiên gây ra bệnh lem lép hạt có thể kể đến là do nhện gié gây ra. Nhện gié thường sống ở trong các bẹ lá lúa, khi mật độ cao chúng sẽ bò lên trên bông lúa và chích hút các gié lúa đang phát triển. Những bông lúa bị nhện gié chích hút vẫn sẽ mọc thẳng đứng, nhưng phần lớn số hạt đều bị lép.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến lúa bị lem lép hạt
Nấm và vi khuẩn gây bệnh chính là nguyên nhân tiếp theo gây bệnh lem lép hạt. Trong đó:
– Vi khuẩn phổ biến nhất là vi khuẩn Pseudomonas glumae (hay Bukhoderia glumae), vi khuẩn này làm thối đen hạt hoặc gây vết bệnh trên vỏ hạt.
– Nấm gây bệnh trên hạt thì cũng có rất nhiều loại nấm gây hại như: Alternaria padwickii, Bipolaris oryzae, Fusarium sp, Curvularia lunata, Microdochium oryzae, Phoma sp, Pyricularia oryzae, Sarocladium oryzae, Septoria sp, Tilletia barclayana, Ustilagonoides virens…
Cuối cùng, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác như: mưa nhiều, ẩm độ cao cũng tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển. Sạ dày, bón phân không cân đối, bón thừa phân đạm cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Điều kiện bệnh lem lép phát sinh phát triển
Có thể thấy ở trên, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lem lép hạt lúa. Tuy nhiên, bệnh lem lép thường phát triển mạnh từ giai đoạn lúa trỗ bông, đặc biệt lây lan và phát triển khi điều kiện thời tiết mưa, ẩm kéo dài.
Bệnh đạo ôn cũng làm gia tăng bệnh lem lép hạt
Đồng ruộng bị nhiễm phèn, nhiễm mặn cũng làm cho các bệnh gạch nâu và đốm nâu phát triển mạnh dẫn đến việc hạt lúa bị lem lép về sau. Bên cạnh đó, cỏ dại trong ruộng lúa cũng là ký chủ làm cho nấm bệnh phát triển và phát tán cho ruộng lúa. Hay các loại sâu bệnh tấn công lúa vào giai đoạn đòng trổ như: bệnh đạo ôn, rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ, bọ xít cũng làm gia tăng gây ra bệnh lem lép hạt.
Ngoài ra, trong thời kỳ lúa trổ bông đến chín sữa thường rơi vào những tháng có nhiệt độ thấp, ẩm độ không khí cao, lượng mưa lớn và số ngày mưa nhiều cũng là điều kiện cho bệnh lem lép phát sinh và phát triển mạnh.
Cách phòng và trị bệnh lem lép hạt lúa
Hiện nay, có rất nhiều cách để phòng và trị bệnh lem lép hạt lúa, bà con có thể phòng trị theo 2 cách như sau:
- Phòng và trị bệnh lem lép bằng các biện pháp canh tác
+ Sử dụng và lựa chọn các loại hạt giống tốt, ít mầm bệnh. Tuyệt đối không lấy hạt giống lúa bị lem lép hạt của mùa trước để làm giống.
+ Không để ruộng bị khô hạn khi lúa có đòng – trổ và nên gieo cấy lúa vào thời kỳ thích hợp, ít mưa gió.
Bón phân, đạm đầy đủ và phù hợp
+ Bón phân đạm đầy đủ và phù hợp với điều kiện đất đai, mùa vụ của từng vùng để lúa khỏe mạnh, tăng khả năng kháng các loại sâu bệnh.
+ Làm sạch cỏ dại trên bờ, đồng ruộng để loại bỏ nhện và cỏ dại – ký chủ gây nấm bệnh trên lá và hạt lúa.
- Phòng và trị bệnh lem lép bằng thuốc hóa học
+ Đối với bệnh lem lép hạt: Bà con sử dụng Chevin 5SC để đặc trị lem lép hạt hại lúa. Đây là thuốc trừ nấm có tác động nội hấp, thấm sâu nhanh vào lá và dịch chuyển mạnh theo hướng ngọn. Có tác dụng kìm hãm sự phát triển, lây lan của bệnh và tiêu diệt nấm bệnh.
Đặc biệt, Chevin 5SC còn làm xanh lá, cứng cây, tăng cường khả năng quang hợp giúp cho cây khoẻ cho năng suất cao.
Chevin 5SC – Đặc trị lem lép hạt hại lúa
+ Đối với bệnh đạo ôn làm lem lép hạt: Bà con sử dụng Fu-army 40EC để phòng trừ đạo ôn. Đây là thuốc trừ bệnh có tác động nội hấp, thấm sâu nhanh và lưu dẫn mạnh (chỉ sau 1 giờ phun) có khả năng phòng trừ đạo ôn hiệu quả. Đặc biệt, sản phẩm còn mang lại hiệu quả cao hơn khi kết hợp với dịch vụ phun thuốc bằng máy bay không người lái của Nicotex Fly
Sử dụng Sát Trùng Đan để trị bệnh sâu đục thân
+ Đối với bệnh sâu đục thân làm lem lép hạt: Bà con sử dụng Sát Trùng Đan để đặc trị sâu cuốn lá, sâu đục thân hại lúa. Với hoạt chất Thiosultap sodium (Nereistoxin) Sát Trùng Đan có nguồn gốc từ động vật, tác động tiếp xúc, vị độc và nội hấp mạnh. Thuốc gây cản trở hoạt động của cơ quan cảm nhận trong tế bào thần kinh, làm cho sâu không di chuyển, không ăn được và chết.
Tuy nhiên, để phòng bệnh lem lép hạt lúa hiệu quả thì thời gian phun là yếu tố rất quan trọng và cần thiết, bà con cần chọn lựa đúng loại thuốc và thời điểm phun thuốc hợp lý. Hy vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp bà con trả lời được câu hỏi Bệnh lem lép hạt: Nguyên nhân từ đâu? cũng như có biện pháp phòng trừ bệnh lem lép hiệu quả. Chúc bà con mùa màng bội thu!