Những ngày gần đây, miền Bắc xuất hiện nhiều cơn mưa to, kéo dài và là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn gây bệnh bạc lá lúa phát sinh phát triển lây lan ra diện rộng. Những ruộng bị hại nặng, có thể làm giảm 50 – 70% năng suất.
Biểu hiện của bệnh bạc lá lúa
Bệnh bạc lá hay còn gọi là bệnh cháy bìa lá lúa phát hiện đầu tiên vào năm 1884 tại tỉnh Fukuoka (Nhật Bản) do vi khuẩn Xanthomnas campestris gây ra. Đến nay, bệnh đã phổ biến trên thế giới đặc biệt tại các vùng trồng lúa nước.
Vào những ngày mưa bão, mưa to gió lớn sẽ khiến lá lúa dễ bị xây xát, tổn thương. Độ ẩm cao (>= 90%) sẽ làm cho vi khuẩn gây bệnh bạc lá lúa phát sinh phát triển lây lan ra diện rộng.
Bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn lúa trổ, tuy nhiên cũng có khi bệnh gây hại trên mạ. Khi đó bìa của các lá già bên dưới có những đốm úng nước nhỏ, đốm lớn dần ra làm lá trở nên vàng và khô héo. Bệnh bạc lá lúa vi khuẩn này thường có màu vàng đến màu trắng; đầu tiên sẽ xuất hiện những vết bệnh rìa lá, ở đầu lá hoặc 2 mép lá; sau đó lan dần vào phiến lá; kể cả ở tận bẹ lá. Những vết bệnh này sẽ lan rộng theo đường lượn sóng hoặc thẳng. Từ đó, các mô bệnh xanh tái, vàng lục cuối cùng là cháy khô có màu nâu xám.
Trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao trên bề mặt vết bệnh xuất hiện những giọt dịch vi khuẩn hình tròn nhỏ có màu vàng đục.
Vùng bệnh phát triển dần ra, vùng mô tiếp giáp giữa mô bệnh và mô khỏe bị úng nước. Vùng mô bệnh sẽ trở thành màu xám trắng do sự phát triển của nhiều nấm hoại sinh. Vết bệnh có thể là những sọc ở vị trí bất kỳ trên phiến lá, nơi có vết thương. Hạt lúa cũng có thể bị nhiễm bệnh, vỏ hạt có đốm bị biến màu, viền úng nước nếu hạt còn non; ở hạt già, đốm có màu xám trắng hay trắng vàng.
Các triệu chứng bệnh bạc lá còn tùy theo tính nhiễm của giống, vết bệnh có thể lan khắp phiến lá làm lá bị khô đi trong khi trên các giống hơi kháng hơn, vết bệnh có thể chỉ là những sọc vàng.
Tác hại của bệnh bạc lá lúa
Cây lúa khi mắc bệnh sẽ không có khả năng quang hợp để tạo dinh dưỡng nuôi hạt, làm cho lúa bị bệnh bạc lá và có tỷ lệ lép cao (nặng thì có thể mất trên 50% năng suất), gây thiệt hại không nhỏ đối với bà con.
Những ruộng bón quá nhiều đạm, cây lúa xanh tốt, thân lá mềm yếu, hàm lượng đạm tự do trong cây tích luỹ cao thì cây dễ bị nhiễm bệnh nặng. Những chân ruộng chua, trũng là những vùng đất bệnh phát triển mạnh hơn.
Các giống lúa khác nhau thì mức độ mẫn cảm với bệnh cũng khác nhau. Những giống có bản lá to mỏng (lúa lai, lúa thuần của Trung Quốc) thường bị nặng.
Nguồn vi khuẩn gây bệnh tồn dư trong rơm rạ, lúa chét, hạt của cây lúa bị bệnh và cỏ dại ký chủ (cỏ lồng vực, cỏ môi, cỏ lá tre, cỏ tranh,…). Ngoài ra, nó còn tồn tại ở dạng viên keo vi khuẩn. Vi khuẩn lây nhiễm nhờ giọt sương, nước tưới, nước mưa, nước lụt và gió.
Biện pháp phòng trừ bệnh bạc lá
Để phòng trừ bệnh bạc lá lúa bà con có thể tham khảo dùng ALONIL 800WG. Đây là dòng thuốc dạng hạt màu vàng, có khả năng trừ nấm nội hấp, lưu dẫn mạnh 2 chiều qua lá và rễ. Sản phẩm hạn chế được sự rửa trôi bởi nước mưa và nước tưới sau khi phun khoảng 2 giờ và có hiệu lực trừ bệnh kéo dài đến 21 ngày.
Trong quá trình sử dụng bà con nên dùng thuốc khi bệnh bạc lá mới chớm phát, hoặc phun phòng ngay sau khi chấm dứt mưa lớn hoặc bão gió. Nếu cây trồng đã nhiễm bệnh cần phun thêm lần 2 cách lần đầu 7 – 10 ngày.
Để đạt hiệu quả cao trong phòng trừ bệnh bạc lá lúa bà con nên kết hợp sử dụng dịch vụ phun thuốc ALONIL 800WG bằng máy bay nông nghiệp của Nicotex Fly .
Bà con quan tâm về sản phẩm ALONIL 800WG và các dịch vụ máy bay nông nghiệp của Nicotex, vui lòng liên hệ để được nhân viên của công ty kịp thời tư vấn và hỗ trợ. Hotline 1900.633.813.
Hiệu quả của nhà nông – Niềm mong muốn của Nicotex