1.Đồ án Quy hoạch chung Hà Nội đến 2030 và tầm nhìn 2050
Điểm nhấn quan trọng nhất của thị trường bất động sản năm 2010 chính là bản quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050.
Nội dung của Đồ án là phát triển Hà Nội theo hướng đa cực gồm có đô thị hạt nhân từ đô thị lõi tới vành đai 4 và 5 đô thị vệ tinh gồm có Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên – Phú Minh và Sóc Sơn. Mỗi đô thị có khoảng từ 21.000 – 75.000 người. Cùng với 3 thị trấn sinh thái là Phúc Thọ, Quốc Oai và Chúc Sơn tại giao cắt của 3 tuyến đường chính là QL32, đường Láng – Hòa Lạc và Quốc lộ 6.
Đồ án được triển lãm lấy ý kiến nhân dân vào cuối tháng 4/2010, trong đó vấn đề được quan tâm là trung tâm hành chính đặt tại Ba Vì, cùng với xây dựng trục Hồ Tây – Ba Vì đã gây nên xôn xao dư luận. Đồng thời tác động ngay đến thị trường bất động sản khu vực phía Tây, một phần gây nên bong bóng đất tại Ba Vì vào đầu tháng 5 vừa qua.
Sau nhiều lần tiếp thu ý kiến và chỉnh sửa Đồ án, đầu tháng 9/2010 Đồ án đã được Hội đồng thẩm định cấp nhà nước phê duyệt. Qua đó, nội dung chính là xác định Ba Đình là trung tâm chính trị, hành chính. Mỹ Đình và Tây Hồ Tây là khu hành chính mới của Thủ đô. Thành phố Hà Nội đồng ý xây dựng trục Hồ Tây – Ba Vì. Đến nay Đồ án đang chờ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Có khoảng 750 đồ án, dự án thuộc địa phận tỉnh Hà Tây cũ liên quan đến Đồ án phải điều chỉnh quy hoạch để khớp nối. Điều này đã gây nên tình trạng chậm triển khai của các dự án, dẫn đến thiếu nguồn cung trong năm qua, giá đất được đẩy lên cao. Đến thời điểm hiện tại đã có 244 đồ án, dự án rà soát đợt 1 được tiếp tục triển khai xây dựng. Đợt 2 có 202 đồ án, dự án trong đó có 176 dự án đầu tư phù hợp quy hoạch chung trong tổng số 398 đồ án, dự án phải rà soát (những dự án này tiếp tục được triển khai).
2. Một loạt chính sách mới được ban hành
*Nghị định 71 và Thông tư 16
Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở thay thế cho Nghị định 90 trước đây. Dưới tác động của Nghị định này năm 2010 thị trường bất động sản trầm lắng hơn do lượng giao dịch giảm. Các nhà đầu tư thứ cấp, các nhà đầu tư cá nhân,…gặp rất nhiều khó khăn.
Nghị định sẽ góp phần xử lý kịp thời các vi phạm trong đầu tư, huy động vốn của các chủ đầu tư các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới góp phần ổn định thị trường, ổn định an ninh trật tự tại các địa bàn xảy ra các “cơn sốt”, chuyển nhượng đất đai không lành mạnh. Định hướng phát triển thị trường lành mạnh và ổn định hơn.
Thông tư 16/2010/TT-BXD ngày 1/9/2010 của Bộ Xây dựng cũng được ban hành ngay trong năm 2010 để hướng dẫn chi tiết Nghị định 71. Điều đáng chú ý nhất đó là quy định về căn hộ chung cư mini tưnhân sẽ được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, đồng thời khi giao dịch không phải qua sàn. Giá căn hộ mini đã tăng khá cao trong thời gian từ khi Thông tư có hiệu lực thi hành.
Thông tư 13: Thông tư 13 của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực thi hành ngày 1/10/2010, tăng hệ số rủi ro từ 100% lên 250% đối với các khoản vay kinh doanh bất động sản, tăng hệ số an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng lên 9%. Dẫn đến việc vay vốn mua nhà sẽ khó khăn hơn, vì các ngân hàng sẽ phải thu hẹp tín dụng trong lĩnh vực này để đảm bảo an toàn vốn cho hệ thống ngân hàng.
Nghị định 69 về vấn đề GPMB: Mặc dù Nghị định này của Chính phủ được ban hành vào tháng 8/2009 nhưng lại được thực thi vào năm 2010, giá đầu vào dự án thông qua tăng giá đền bù gấp tối đa đến 5 lần, vô hình chung đã làm gia tăng chi phí đầu tư gấp nhiều lần do chịu tác động tiền vay nhiều hơn, dài hơn, giá nhân công, máy móc,…tăng cao. Điều đó đã đẩy giá bất động sản tăng cao hơn.
3. Sự “đổ bộ” của hàng loạt các công trình giao thông lớn
*Đại lộ hiện đại và dài nhất Việt Nam
Đại lộ Thăng Long dài 28km bắt đầu từ ngã tư đường Phạm Hùng, đi qua địa bàn các huyện Từ Liêm, Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất (Hà Nội) và đến ngã tư giao với quốc lộ 21 – đường Hồ Chí Minh. Chiều rộng 140m với 6 làn xe, hai dải đường đô thị 2 làn xe
*Phê duyệt đầu tư đường vành đai 4
Đây là tuyến đường cao tốc loại A với chiều dài 138km rộng 120m, với số vốn đầu tư lên tới 72.000 tỷ đồng. Từ đó, khu vực dọc vành đai 4 được xem là tâm điểm của giới đầu tư địa ốc.
Sau khi đoạn từ QL32 đến QL6 về tay Him Lam theo hình thức BT. Đã có rất nhiều doanh nghiệp đề xuất xin đầu tư tuyến đường này, đơn cử như TCty Sông Hồng và Cty CP Đầu tư địa ốc Sông Hồng đề xuất từ QL6 đến QL1B, Cty CP Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội đề xuất từ QL6 đến Mễ Sở, liên danh Cty CP Đầu tư C.E.O – Cty CP Đầu tư công nghệ và xây dựng hạ tầng đề xuất từ cầu Hồng Hà đến QL32,…
Khá nhiều dự án dọc tuyến đường này đang được xây dựng như Nam An Khánh, Splendora, Tân Tây Đô, Phoenix Garden,…
*Hoàn thành đường cao tốc TP HCM – Trung Lương
Từ TP HCM đi miền Tây có tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng với thiết kế 8 làn xe, được xem là đường cao tốc đầu tiên dành cho ô tô. Từ TP HCM đến Tiền Giang với chiều dài khoảng 60 km chỉ mất khoảng hơn 45 phút.
*Xa Lộ Hà Nội được mở rộng từ 48m lên 113,5m, đến năm 2012 sẽ hoàn thành
Ngày 2/4/2010, UBND TPHCM đã khởi công hạng mục chính của dự án Mở rộng Xa lộ Hà Nội lên gấp 2 – 3 lần hiện nay (từ 48m lên thành 113,5m – 153,5m), kết nối dự án cầu Sài Gòn 2 với dự án cầu Đồng Nai mới. Chiều dài 15,7km vớitổng vốn đầu tư 2.287 tỷ đồng
Ngoài ra, cả Hà Nội và Tp.HCM đang thúc đẩy nhanh việc đầu tư các dự án đường sắt đô thị (các tuyến metro) và các công trình đường cao tốc trên cao.
Rất nhiều cây cầu lớn được hoàn thành tại Hà Nội và Tp.HCM và các địa phương khác: Cầu Vĩnh Tuy được hoàn thành vào tháng 9/2010, hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn vào tháng 9/2010, cầu Cần Thơ khánh thành cuối tháng 4/2010, cầu Nhật Tân đang xây dựng,…
4. Sự phân hóa mạnh và những diễn biến trái chiều của thị trường bất động sản
* Thị trường văn phòng sụt giảm
Thị trường văn phòng năm 2010 ghi nhận xu hướng sụt giảm về giá thuê từ khi khủng khoảng. Sauk hi giá thuê đạt đỉnh (khoảng 55 USD/m2/tháng văn phòng hạng A, khoảng 37-38 USD/m2/tháng đối với hạng B) vào giữa năm 2008 sang đầu năm 2009 giá thuê bắt đầu giảm mạnh, sang năm 2010 giá thuê tiếp tục xu hướng giảm và nhiều công ty tư vấn dự báo xu hướng này tiếp tục diễn ra trong năm 2011.
Tuy nhiên, một tín hiệu tốt đối với thị trường văn phòng là xu hướng thuê ngày một tăng lên, xu hướng thuê dài hạn cũng đang hình thành rõ nét.
*Đất nền Hà Nội tăng cao, nhà ở Tp.HCM gặp khó khăn
Giá cả hàng hóa bất động sản nhất là giá nhà ở vẫn tăng và đứng ở mức cao, diễn biến phức tạp, khó kiểm soát.Sự biến động của thị trường bất động sản của Hà Nội và TP.HCM cũng khác nhau. Hiện giá đất nền Hà Nội tăng khoảng 30% -50% so với tháng 12/2009, đặc biệt tại khu vực phía Tây thành phố (Quận Hà Đông, huyện Hoài Đức), giá cả căn hộ chung cư không tăng nhiều nhưng vẫn đứng ở mức cao, trong khi giá bất động sản (đất nền, căn hộ chung cư) tại khu vực TP.HCM hầu như không tăng, giao dịch chậm.
Thị trường bất động sản tại TP. HCM chững lại so với mọi năm. Các giao dịch giảm mạnh, thậm chí có thời điểm giảm tới 50% so với những tháng đầu năm. Số lượt giao dịch thành công những tháng cuối năm rất ít. Thực trạng hiện nay càng khó khăn hơn khi lãi suất ngân hàng cho vay cao.
*Nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng tăng mạnh
Năm 2010 chứng kiến sự phát triển bùng nổ của các dự án bất động sản nghỉ dưỡng, đặc biệt là nhưng khu có lợi thế bờ biển đẹp như Đà Nẵng, Vũng Tàu, Phan Thiết và Nha Trang,…
Số biệt thự nghỉ dưỡng đến quý 3 năm 2010 khoảng 11.000 căn tăng gấp 5 lần so với cuối năm 2009, số lượng căn hộ (condotel) khoảng 10.000 căn tăng gấp 3 lần so với cuối năm 2009.
5. Những vụ lừa đảo lớn nhất trong giới địa ốc bị phơi bày
*Vụ lừa đảo bán đất khống dự án Thanh Hà – Cienco5
Vụ việc được phát hiện vào cuối tháng 4/2010, Công ty 1/5 đã huy động được số tiền khoảng 800 tỷ đồng từ hơn 500 khách hàng đầu tư vào dự án khu đô thị mới Thanh Hà. Lãnh đạo Công ty 1/5 đã dùng phần lớn số tiền huy động được để đầu tư vào các dự án bất động sản khác.
Ông Lê Hòa Bình – Chủ tịch HĐQT và bà Nguyễn Thị Kim Thoa -kế toán trưởng Công ty 1/5 đã bị bắt tạm giam 4 tháng để phục vụ công tác điều tra. Mở rộng điều tra, Cơ quan CSĐT đã bắt tạm giam ông Đào Duy Phong, nguyên Chủ tịch HĐQT và ông Nguyễn Ngọc Sinh, nguyên Tổng Giám đốc PV Power Land, và truy nã ông Đặng Sẽ Hùng nguyên Trưởng phòng kế hoạch PV Power Land vì có liên quan đến vụ chuyển nhượng cổ phần dự án Nam Đàn Plaza. Tổng số tiền các đối tượng chiếm đoạt 66 tỷ đồng.
*Vụ “giả mạo chữ ký chủ tịch Hà Nội, vẽ dự án tỷ đô”
Ngày 7/8/2010, cơ quan cảnh sát điều tra, CA quận Cầu Giấy, Hà Nội đã khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Lê Mãn Thân (SN 1981, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Petroconex).
Lê Mãn Thân là mạo danh nhà đầu tư thứ cấp rồi thông qua một số giao dịch, mua bán thành công với các khách hàng, đã tạo được “tín nhiệm” từ trước. Lê Mãn Thân lừa hàng chục người đặt cọc tiền mua đất nền dự án An Hưng (Hà Đông), Dự án Geleximco, sau đó khấn lần hoàn trả tiền đặt cọc của các khách hàng.
Tổng số tiền là Lê Mãn Thân chiếm đoạt của các bị hại gần 20 tỷ đồng.
*Làm giả hợp đồng góp vốn chiếm đoạt gần 40 tỷ đồng
Nguyễn Thị Thành, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Mạnh Cường và Đặng Thị Kim Dung đã làm giả hợp đồng góp vốn và phiếu thu giả của Công ty Cổ phần TASCO để bán đất liền kề tại dự án khu đô thị Vân Canh do Công ty TASCO làm chủ đầu tư để lừa đảo khách hàng và chiếm đoạt 39,5 tỷ đồng.
6.FDI vào bất động sản sụt giảm