Thở ư? Thở thì ai mà chả biết! Đứa bé mới sinh ra đời đã biết thở rồi,chẳng cần phải học! Đúng vậy, thở tự nhiên mà biết nên ta chẳng cần chú ý đến nó, cũng như không khí ta thở mỗi phút giây mà chẳng cần nhận thấy là cần! Cho đến một hôm ta thở khò khè, thở phì phò, thở cà giựt, thở cà hước… ta mới thấy chuyện thở là quan trọng! Trong quá trình môi trường ngày càng tệ như hiện nay, ở Nhật, đã có người sáng kiến làm những bình oxy nhỏ bán cho mọi người sử dụng, hẳn lúc đó ai cũng nhận ra không khí là cần! Tiếng khóc chào đời chính là hơi thở đầu tiên chứng tỏ hệ hô hấp đã được “lắp đặt” xong , đã khởi động tốt, được bảo hành cho đến khi… tắt thở, miễn là trong quá trình sử dụng biết bảo trì!Khi còn trong bụng mẹ, hai lá phổ chỉ là một khối đặc, im lìm, không hoạt động, như chiếc dù xếp chặt trên lưng người nhảy dù. Khi người nhảy dù tung mình ra khỏi phi cơ thì chiếc dù mới tự động bung ra, bọc gió. Dù mà không bung ra được thì…! Đứa bé cũng tung mình ra khỏi lòng mẹ, nếu phổi không bung ra được thì nguy tai. Thở là một động tác tự động, dù không muốn cũng phải thở. Thở như chẳng cần ta, như chẳng có ta. Thế nhưng thở lại có thêm một cơ chế chủ động để ta có thể kiểm soát phần nào. Khi cao hứng, ta có thể tạm nín thở, quên thở m ột lúc cũng được cho đến khi lượng CO2 tăng cao trong máu, thì phản xạ thở bị kích hoạt thở trở lại ngay. Đứa bé lúc còn là thai nhi trong bụng mẹ đã thở bằng lá nhau của mẹ. Có thể nói thai nhi đã thở mà không cần phổi. Sự hô hấp thực sự xảy ra trên từng tế bào chớ không phải trên hai lái phổi. Phổi chẵng qua là một cái bơm, bơm khí vào ra xì xọp vậy thôi. Tôi bắt đầu quan tâm đến chuyện thở khi nghe bác sĩ Nguyễn Khắc Viện trình bày phương pháp y võ dưỡng sinh của ông.Nguyễn Khắc Viện là một bác sĩ, sinh năm 1913 tại Hà Tĩnh, học Đại học Y khoa Hà Nội rồi sang Pháp tiếp tục học, tốt nghiệp bác sĩ nhi khoa năm 1941. Năm 1942, ông bị lao phổi nặng, điều trị ở bệnh viện Saint Hilaire du Touvet, Grenoble. Thời đó bệnh lao chưa có thuốc chữa như bây giờ. Từ năm 1943 đến năm 1948 ông phải chịu mổ 7 lần, cắt bỏ 8 cái xương sườn, cắt bỏ tòan bộ lá phổi bên phải và một phần ba lá phổi bên trái. Các bác sĩ bảo ông chỉ có thể sống thêm chừng 2 năm nữa. Trong lúc nằm chờ chết như vậy, ông đã tìm ra một phương pháp…thở để tự chữa bệnh cho mình, và kết quả là ông đã sống đến tuổi 85 mới chết (1997), nghĩa là sống thêm được 50 năm nữa, vẫn hoạt động tích cực, năng nổ trong nhiều lãnh vực! Chuyện lạ, khó tin nhưng có thật! Thót bụng thở ra Trích đoạn bài viết của bác sỹ Đỗ Hồng Ngọc |
TIN LIÊN QUAN
Dự báo sâu bệnh trong tuần từ 13-19/8/2019
Bệnh đạo ôn lá phát triển trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến đòng Tại các tỉnh Bắc bộ, sâu đục thân 2 chấm non...
Bệnh thán thư hại xoài – cách phòng trị
Xoài là cây trồng cho giá trị kinh tế cao, tùy thuộc vào khả năng đầu tư kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh...
LƯU Ý SÂU BỆNH HẠI LÚA XUÂN
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, thời tiết vụ xuân 2019 nóng ấm, nắng nóng đến...
LỄ TRAO QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP XƯỞNG SẢN XUẤT PHÂN BÓN TIỀN HẢI
Căn cứ vào chiến lược phát triển của công ty và chiến lược phát triển ngành nghề phân bón, ngày 29/1/2019, Công ty CP...
ĐẢNG BỘ NICOTEX ĐƯỢC KHEN THƯỞNG THEO CHƯƠNG TRÌNH SỐ 01-CTr/QU
Ngày 25/1/2019, tại Hội nghị “Đánh giá kết quả thực hiện 3 chương trình công tác toàn khóa của quận ủy năm 2018”,...