Cứ độ chớm Xuân tiết trời còn vương cái lạnh, trước khi đón ấm áp của mùa hạ tràn về mang theo sự oi ả là cái rét “cắt da cắt thịt” khiến cơ thể trở nên tê buốt. Những lúc như thế này chẳng gì sung sướng bằng việc cả gia đình quây quần bên bếp lửa hồng, râm ran những câu chuyện vui, những câu nói bông đùa để căn nhà nhỏ rộn tiếng cười. Hay chí ít cũng nằm cuộn tròn trong chiếc chăn phả ra hương vị ấm áp rồi đánh một giấc như chú gấu Bắc Cực ngủ đông. Dẫu ước ao bình dị là vậy, nhưng cuộc sống luôn phải diễn ra với những tất bật lo toan khiến con người ta phải trở nên mạnh mẽ, vượt qua nghịch cảnh của hiện tại. Cái rét tràn về cũng là thường bắt đầu thời điểm cho những công việc nông vụ như: làm đất, bừa ruộng, đi cấy… để kịp tiến độ mùa vụ. Đối với người nông thôn, việc cấy cày là việc quan trọng, đơn giản khi sinh kế của cả gia đình chỉ trông chờ vào những sào lúa, sào khoai…Quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” cũng chẳng nề hà gì chỉ mong sao mùa vụ được bội thu, thêm vài tạ thóc để trang trải cuộc sống thôn quê vốn cơ cực, khó khăn. Chợt nhớ khi xưa đi học từng ê a bài thơ của nhà thơ Tố Hữu:
“Bầm ơi có rét không bầm?
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!”
Nguồn ảnh: internet
“Bầm ơi có rét không bầm” – Rét chứ! Nhưng trách nhiệm gia đình đã giúp người mẹ vượt qua cái rét đó một cách phi thường nhưng cực kỳ dung dị, đời thường. Vẫn nhớ như in hình ảnh mẹ dậy sớm từ khi gà gáy, gió lạnh thổi từng cơn buốt giá cứa từng cứa vào da thịt mẹ, trời đổ thêm những cơn mưa phùn lại khiến cái buốt giá đó càng lãnh lẽo hơn. Trong cái lạnh đó khi tôi trùm kín chăn tới tận đầu, ló ánh mắt nhìn theo bóng mẹ co ro, xoa xoa đôi bàn tay vào nhau để lấy hơi ấm, mẹ chầm chậm chuẩn bị đồ nghề để ra đồng cấy cho kịp. Hồi nhỏ tôi chẳng hiểu sao giữa giá rét này mà mẹ vẫn có thể dậy sớm được, lớn lên mới chợt nhận ra “chẳng phải tiếng gà báo thức giúp mẹ dậy sớm mà là trách nhiệm, lo toan khiến mẹ tỉnh thức”.
Công việc đồng áng chuẩn bị cho mùa vụ vốn dĩ đã vô cùng vất vả với rất nhiều công đoạn đòi hỏi sự cực nhọc, gian lao… Từ làm bờ, san đất, thồ phân, cào và san bằng phẳng ruộng cho đến nhổ mạ, cấy lúa, làm cỏ dại… . Đa phần những công việc này chỉ có các mẹ, các chị trực tiếp làm lụng, vì người đàn ông trong nhà cũng phải đi xa để tính kế sinh nhai.. Những hôm đi cấy thường là những ngày cực nhọc nhất, khi màu xanh của mạ gieo đã tới ngày thì đôi bàn tay gầy gò, chai sạn phải thoăn thoắt nhổ từng bó mạ để kịp đủ mạ cấy. Đôi chân bước nhẹ xuống ruộng được bao phủ bởi cái lạnh của nước làm tím tái làn da, đôi tay cắm mạ đều đều theo hàng và thẳng lối, với dáng gầy kia luôn lom khom cúi gập, chân chực chờ để di chuyển lùi về sau, thi thoảng vài cơn gió nơi đồng vắng tốc thẳng làm những nhọn tóc phất phới bay theo. Cái lành lạnh của cơ thể càng rõ vì đôi chân ngâm mình trong nước, cộng hưởng thêm khi những hạt mưa phùn đủ thời gian bám lên chiếc áo cũ và sờn của mẹ, nó thấm vào cơ thể để cảm nhận cái rét rõ ràng. Nhưng không vì thế mà các mẹ bỏ giữa chừng, vẫn kiên trì cấy cho tới khi nào những ô ruộng màu nâu kia được lấp đầy bởi màu xanh của mạ non. Với sức của các mẹ thì một ngày cũng chưa cấy nổi 2 sào ruộng, đi từ khi gà gáy về đến nhà khi đèn đã tỏ từ bao giờ, những bữa cơm ăn vội ngoài đồng được đựng trong những chiếc cặp lồng nho nhỏ. Cả ngày mệt nhoài phải cúi liên tục, khiến những cơn đau lưng, nhức cơ và mỏi bắp làm bạn đồng hành, mới thấy được sự gian truân của các mẹ thế nào.
“Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”
Để có những hạt cơm trắng ngần nuôi nấng đàn con đằng sau đó là cả bầu trời hi sinh, vất vả. Nhưng ngày nay với công nghệ hiện đại hơn đã có giải pháp giúp những đôi tay gầy kia không còn lạnh cóng cấy từng luống mạ hay ngâm mình lội ruộng cả ngày trời trong cái rét căm căm. Tất cả là nhờ những máy móc thiết bị như máy cày, máy lồng, máy cấy, hiện đại hơn máy bay nông nghiệp dùng để sạ giống, rải phân, thuốc bảo vệ thực vật… . Thời gian chỉ còn tính bằng 10-15 phút, tiết kiệm thời gian công sức vô cùng. Giờ đây chỉ cần bấm nút từ xa gọi tới Hotline 0328876655 mọi công đoạn vất vả, hại sức khỏe sẽ được Trung tâm dịch vụ phun thuốc BVTV bằng máy bay không người lái Nicotex Fly đảm nhiệm hoàn thành tự động. Để đôi tay gầy được sưởi ấm bên ánh lửa hồng, xóa đi cơ cực trên vai bầm, “Bầm ơi” !