Bài trước chúng ta đã đi tìm hiểu về cách phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ trên cây lúa, để tiếp tục giải đáp và cung cấp kiến thức nông nghiệp đến bà con nông dân hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu về sâu đục thân hại lúa. Qua đó giúp bà con phòng trừ sâu bệnh hiệu quả, đảm bảo năng suất mùa vụ.
Những điều cần biết về sâu đục thân
Đầu tiên, chúng ta cùng tìm hiểu về sâu đục thân là gì? Sâu đục thân là một loại côn trùng sống ký sinh trong cây trồng, bướm sẽ đẻ trứng lên cây, sau một thời gian trứng sẽ nở ra sâu, những con sâu sẽ đục thân cây ảnh hưởng đến quá trình truyền nước và chất dinh dưỡng cho cây, dần dần cây sẽ chết vì bị khô héo hoặc bị đổ gập nếu gặp gió to trong điều kiện mưa, giông bão. Tình trạng lúa khi bị sâu đục thân tàn phá rất dễ nhận biết, nó khiến những ruộng lúa xuất hiện từng khóm lúa khô héo đan xen với những cây lúa xanh, dần dần lan rộng ra khắp ruộng nếu không được bảo vệ kịp thời.
Chúng ta có thể phân loại sâu đục thân phổ biến trên cây lúa thành 4 loại: sâu đục thân bướm hai chấm (Scirpophaga incertulas); sâu đục thân bướm cú mèo (Sesamia inferens Walker) ; sâu đục thân năm vạch đầu nâu (Chilo suppressalis); sâu đục thân năm vạch đầu đen (Chilo polychrysus). Hầu hết các loại sâu đục thân này phát triển trong điều kiện thời tiết ấm hoặc có độ ẩm cao. Tốc độ sinh trưởng phát triển cao trong 1 năm có thể đạt 6-7 lứa, do vậy để lại những tàn phá nặng nề cho những vụ lúa chính của bà con nông dân.
Hình ảnh sâu đục trong thân cây lúa
Sâu đục thân phá hoại theo 2 giai đoạn chính đó là: lúa non/mạ đẻ nhánh và lúa sắp trổ. Ở giai đoạn thứ nhất: sâu đục thân qua bẹ vào đến nõn cắn phá sẽ làm cây lúa bị khô héo dần dần cây lúa sẽ chết. Giai đoạn 2: sâu đục thân chui qua các đòng đang phát triển đi tới điểm giữa, chúng bắt đầu cắn phá điểm sinh trưởng và cơ quan tiếp dinh dưỡng cho cây lúa, dẫn đến hệ lụy cây lúa không thể phát triển bình thường được do thiếu chất dinh dưỡng, bông lúa vì thế sẽ bị lép đồng thời sản lượng khi thu hoạch bị giảm xuống trầm trọng.
Như vậy chúng ta có thể thấy mức độ tàn phá của sâu đục thân vô cùng nặng nề, vì chúng có tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh chóng, nguy hiểm. Bà con nông dân hết sức lưu ý để phòng trừ sâu đục thân hại lúa một cách hiệu quả, đảm bảo cho lúa sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Biện pháp phòng trừ sâu đục thân
Để đạt được hiệu quả phòng trừ, chúng ta cần phải xác định được giai đoạn tàn phá của sâu đục thân mới đưa ra phương pháp hợp lý và triệt để nhất. Với giai đoạn 1, khi lúa vẫn còn đang đẻ nhánh tốt nhất chúng ta nên áp dụng các biện pháp phòng trừ thủ công vì lúa vẫn còn khả năng đẻ bù những nhánh bị sâu đục thân cắn, khoét. Sử dụng phương pháp thủ công để không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của lúa và thiên địch tự nhiên.
Nhưng khi đến giai đoạn 2, bà con cần nên sử dụng phương pháp mạnh hơn để có thể bảo vệ được lúa trước sự tấn công của sâu đục thân. Hiện nay trên thị trường có sản phẩm Sattrungdan 95WP được bà con sử dụng rộng rãi, mang hiệu quả tiêu trừ sâu đục thân tốt. Sattrungdan 95WP với thành phần hoạt chất Thiosultap – sodium (Nereistoxin) có nguồn gốc từ động vật, tác động tiếp xúc và vị độc, nội hấp mạnh đặc trị sâu đục thân hại lúa. Bà con sử dụng Sattrungdan với liều lượng đặc trị sâu đục thân là 0,5 – 0,6kg/ha, lượng nước phun từ 400-600 lít/ha. Đây là sản phẩm không chỉ mạnh mẽ trong đặc trị sâu đục thân, mà còn an toàn cho người phun, không gây mẩn ngứa.. Bà con có thể an tâm sử dụng sản phẩm Sattrungdan 95WP của Nicotex – một đơn vị uy tín với hơn 30 năm đồng hành cùng bà con nông dân, góp phần không nhỏ cho sự vươn mình của nền nông nghiệp Việt.